Khi nói đến say nắng thì người ta thường nhắc đến con người. Tuy nhiên động vật cũng sẽ bị mắc bệnh này chứ không phải không. Đặc biệt một trong những động vật khỏe mạnh như bò cũng có thể mắc bệnh này. Khi chăn nuôi, chăm sóc bò thì chúng ta cũng nên cân nhắc việc lựa chọn chỗ trú của bò. Khu nghỉ ngơi của bò cần phải có bóng răm, bóng mát. Nếu bạn không chú ý việc này rất có thể bò của bạn sẽ bị mắc bệnh say nắng. Nếu bò vô tình mắc bệnh này lâu thì sẽ rất nguy hiểm. Tuy nhiên có nhiều biện pháp để phòng trị bệnh này. Chi tiết thế nào hãy cùng wwassets xem qua bài viết dưới đây.
Nguyên nhân bệnh cảm nắng ở trâu bò
Bệnh xảy ra chủ yếu vào những ngày nắng nóng, oi bức, khi gia súc làm việc; hoặc chăn thả trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời trong thời gian dài. Gia súc nuôi nhốt, vận chuyển đường dài ở mật độ cao, kém thông thoáng; hoặc do chuồng trại nuôi nhốt không được che chắn, áp dụng các biện pháp làm mát…
Triệu chứng bệnh cảm nắng ở trâu bò
Triệu chứng chung khi trâu bò bị cảm nắng, cảm nóng thường dễ nhận thấy là con vật ngây ngất, chân đi lảo đảo, niêm mạc tím bấm. Một thời gian ngắn sau đó, thấy con vật ở trạng thái căng thẳng, lồng lộn lên hoặc rất sợ hãi. Hai mắt lỗi lên, đỏ ngầu. Mạch nhanh, yêu, thở rất khó khăn nếu không được chữa kịp thời có thể chết
Trước khi chết, con vật té ngã, đồng tử thu hẹp, mất hẳn các phản xạ toàn thân. Bệnh có thể xảy ra trên nhiều con trong đàn hoặc chỉ một vài con. Trường hợp đang vận chuyển trên xe hoặc nuôi nhốt mật độ cao có thể thấy cả đàn có triệu chứng ngây ngất, lờ đờ. Nhất là biểu hiện ở mắt thấy niêm mạc đỏ ửng.
Các biện pháp để phòng tránh bệnh cảm nắng
Khi đang vận chuyển hoặc do nuôi nhốt số lượng lớn, cần cho ngay con vật nghỉ ngơi vào khu vực có nhiều bóng cây mát, tách riêng từng con ra ở vị trí riêng. Điều này nhằm giảm lượng khí độc do chính từ các con vật thải ra khi nhốt chung. Trường hợp con vật đang làm việc như cày, kéo thì cho nghỉ ngơi ngay.
Dùng quạt mát, quạt thoảng từ phía trước cho con vật. Tốt nhất dùng ở tốc độ vừa phải không dùng tốc độ quá cao (quạt thốc) để giúp chúng hạ nhiệt từ từ, tránh làm sốc, choáng. Dùng khăn mát lau ở phần đầu, vùng mặt. Sau đó xuống toàn thân, khoảng 1 – 2 giờ, sau có thể tắm.
Lưu ý không dùng nước lạnh dội ngay vào vùng đầu, mặt. Hoặc khi con vật chưa có thời gian cân bằng trạng thái cơ thể đã dùng nước lạnh dội, tắm. Thực tế nhiều trường hợp đã gây chết ngay cho con vật khi xử lý như vậy.
Các bài thuốc giúp phòng tránh bệnh
Bổ sung nước trực tiếp cho trâu bò
Đây là biện pháp rất cần thiết áp dụng ngay khi đưa con vật vào nơi có bóng mát. Tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể để dùng một số biện pháp cho uống nước như sau.
Tận dụng bài thuốc từ cỏ cây
Cho uống nước mát. Tốt nhất dùng một lượng muối hòa nước cho uống (1 thìa cà phê/10 lít nước).
Dùng 05 – 1 kg lá rau má giã nhỏ cùng 20 – 30 gr muối tinh (1 thìa cà phê). Sau đó hòa 1 – 2 lít nước cho con vật uống. Bã rau má có thể cho ăn trực tiếp hoặc tiếp tục hòa nước cho uống.
Dùng 0,2 – 0,5 kg cây diếp cá giã nhỏ cùng 20 – 30 gr muối tinh (1 thìa cà phê) hòa cùng 1 – 2 lít nước cho uống trực tiếp.
Dùng 100 – 200 gr bột sắn dây với 2 – 3 lít nước hòa nước cho con vật uống trực tiếp. Hoặc dùng 100 – 200 gr hạt đỗ đen rang đun nước cho uống 2 – 3 lít/lần, uống 2 – 3 lần/ngày.
Dùng thuốc, chất điện giải cho con vật
Ở những nơi có điều kiện, tiện việc dùng thuốc hoặc có thuộc dự phòng dùng ngay các loại thuốc điện giải. Như Han-Lytevit C, Vitamin C, ADE Bcom lex, đường Gluc0 ).
Lưu ý việc dùng các loại lá, bột sắn dây, các chất điện giải có thể chia uống nhiều lần trong ngày để giúp cho con vật hấp thu tốt. Và nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường đồng thời nâng cao sức đề kháng. Có thể dùng một trong các loại lá, bột sắn dây. Nhưng lưu ý không dùng cùng lúc và dùng quá nhiều loại trong ngày.
Cách ứng phó khi trâu bò có triệu chứng nặng
Trường hợp trâu bò biểu hiện các triệu chứng quá nặng như sốt cao, co giật, mắt lờ đờ, giãn đồng tử thì đồng thời áp dụng các biện pháp nêu trên. Song đó dùng một số thuốc trợ sức và hạ sốt như Paracetamol 20 mg/kg thể trọng/lần cho uống 2 lần/ngày; hoặc dùng Anagil 10 mg/kg thể trọng, tiêm bắp ngày 2 lần.
Kết hợp dùng thuốc trợ tim, hô hấp cho con vật bằng Caffeine hoặc Camphorate; hoặc dùng Vitamin C liều cao (10 – 15 mg/kg thể trọng/lần), tiêm 2 lần/ngày. Khi trâu bò đã hồi phục, ăn uống được cần cho ăn thức ăn dễ tiêu, thức ăn chứa nhiều nước, thức ăn xanh giàu vitamin.
Chuồng trại cần thông thoáng
Chủ động áp dụng các biện pháp làm mát cho trâu bò như xây dựng chuồng trại cần đảm bảo thông thoáng. Vào lúc nhiệt độ môi trường tăng quá cao, không nên cho trâu bò ăn quá no. Tắm mát bằng vòi xịt, hoặc dùng hệ thống phun sương, xịt nước lên mái chuồng. Và quan trọng nhất là cấp đầy đủ nước uống.
Mật độ nuôi nhốt, vận chuyển nện vừa phải. Tốt nhất nên vận chuyển vào lúc trời mát. Khi vận chuyên nên mang dự phòng các chất điện giải (như Han-Lytevit C) để hòa nước cho uống.
Thực hiện tốt các quy trình chăn nuôi
Thực hiện tốt các quy trình chăn nuôi từ chăm sóc nuôi dưỡng, khai thác sữa, chế độ làm việc. Vệ sinh thú y trong những ngày nắng nóng, kịp thời xử lý ngay khi phát hiện con vật có biểu hiện bệnh. Có như vậy sẽ đảm bảo sức khỏe cho đàn trâu bỏ trong những ngày nắng nóng.
Vào lúc nhiệt độ môi trường tăng cao, không nên cho trâu, bò ăn quá no, tắm mát cho trâu, bò bằng vòi xịt, hoặc dùng hệ thống phun sương; xịt nước lên mái chuồng và quan trọng nhất là cấp đầy đủ nước uống cho con vật.
Mật độ nuôi hợp lý: trâu, bò trưởng thành từ 6 – 8m2/con.
Về chế độ chăn thả (đối với trâu, bò): Buổi sáng chăn thả sớm: 6 giờ thả, 9 giờ về. Buổi chiều chăn thả muộn: 16 giờ thả, 18 giờ về chuồng. Nên buộc trâu, bò ở những nơi có cây xanh bóng mát để trâu bò nghỉ ngơi. Đặc biệt đối với trâu, bò cày, kéo không cho làm việc ngoài đồng vào lúc nhiệt độ ngoài trời quá cao trên 39-400C.