Bệnh CRD thường còn được gọi là bệnh chỉ thị môi trường. Chứng bệnh này có căn nguyên từ sự tác động của Mycoplasma gallisepticum. Nếu như để gà bị mắc bệnh thì chúng sẽ bị viêm túi khí hoặc viêm niêm mạc xoang ở mắt hay mũi. Nếu như mà để bị viêm túi khí thì khả năng lâu truyền bội nhiễm sang những loại vi sinh vật khác rất cao. Trong đó thì bao gồm cả Ecoli với chủng gây hại nữa. Bởi thế, chúng ta hãy chăm sóc gà thật tốt để tránh bị CRD đồng thời kéo thêm Ecoli.
Bệnh CRG ghép Ecoli là gì?
Bệnh hô hấp mãn tính (CRD) ở gà đá với biểu hiện đặc trưng là gà thở khò khè, chảy nước mắt, nước mũi. Đây là một bệnh rất phổ biến ở gà trong giai đoạn chuyển mùa, thường xảy ra trên gà mọi lứa tuổi, nhưng gà 3-6 tuần tuổi mẫn cảm hơn các nhóm gà khác. Túi khí là một cơ quan rất quan trọng đối với gà: dự trữ không khí, dồn nén không khí giúp gà bay nhảy và là nơi trao đổi oxy khá mạnh trong quá trình tuần hoàn. Túi khí rất dễ bị viêm khi gà bị hen, khi túi khí bị viêm thì rất dễ bội nhiễm bởi các vi sinh vật gây bệnh khác, trong đó có E.coli (chủng có hại) gây bệnh ghép C-CRD.
Nguyên nhân gây bệnh
Khi có các yếu tố stress => hen gà (CRD) nổ ra cũng chính là các yếu tố bất lợi gây mất cân bằng => E.coli có hại nhanh chóng nhân lên về số lượng và độc lực => tràn vào các tổ chức, cơ quan trong cơ thể gây thành bệnh. Vì thế trong thực tế chăn nuôi, gà bị bệnh CRD ghép với E.coli (CCRD) rất phổ biến, chúng là bạn đồng hành với nhau và cùng nhau gây tác hại cho gà. Nguyên nhân, đường truyền lây thì bao gồm:
- Bệnh CCRD do bệnh CRD ghép với E.coli.
- Do vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum gây ra.
- Do vi khuẩn Escherichia coli gây ra;
- Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp giữa gà bệnh và gà khỏe.
- Lây qua trứng do cơ thể mẹ bị bệnh;
- Lây qua đường hô hấp hoặc da, niêm mạc;
- Lây qua vỏ trứng do nhiễm E coli từ phân hoặc môi trường của chuồng nuôi.
- Lây qua thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi bị nhiễm trùng.
Các triệu chứng nhận biết
Gà con mới nở:
- Gà chết nhiều trong tuần tuổi đầu;
- Tiêu chảy: Ỉa chảy phân loãng vàng trắng hoặc vàng xanh;
- Rốn viêm, ướt, có màu xanh, Bụng sưng to, Lòng đỏ không tiêu;
Gà con từ 1-5 tuần tuổi:
- Sốt cao, uống nhiều nước;
- Hắt hơi, vảy mỏ, quẹt mỏ xuống nền chuồng thành tường;
- Khó thở: Thở khò khè râm ran nghe rõ từ xa trước khi bước vào chuồng, Gà há mồm để thở;
- Bỏ ăn, sưng mặt, viêm mí mắt, chảy nước mắt, nước mũi, một số con bị viêm khớp;
- Gà biểu hiện ủ rũ, cổ rụt, cánh sã;
- Gan sưng to, sung huyết, phủ lớp màng Fibrin, có nốt hoại tử;
- Xoang bụng tích nước, toàn bộ phủ tạng bị phủ lớp màng Fibrin;
- Viêm màng bao tim.
Gà đẻ:
- Giảm tỷ lệ đẻ, gà ăn kém;
- Gà gầy ốm dần;
- Một số con có dấu hiệu viêm khớp;
- Ống dẫn trứng bị viêm;
- Lách (qủa tối) và gan thường sưng to và sung huyết;
- Viêm màng bụng, túi khí
Bệnh tích thường thấy
- Các túi khí bị viêm nặng dày và đục đóng màng Fibrin như bã đậu phụ bám chặt cơ quan nội tạng (vào ruột, gan, tim, buồng trứng).
- Màng phổi, màng bao tim và màng gan bị phủ lớp fibrin dày có màu trắng ngà, phù nề các khớp, xuất tiết dịch viêm ở khớp, thoái hóa bề mặt của khớp.
- Gan sưng to, sung huyết, phủ lớp màng Fibrin, có nốt hoại tử.
- Xoang bụng tích nước, toàn bộ phủ tạng bị phủ lớp màng Fibrin.
Hướng dẫn điều trị
- Khi bệnh hen gà CRD ghép với E.coli thường là rất nặng, nên vừa dùng thuốc đặc trị Mycoplasma (CRD) vừa phải tiêu diệt E.coli.
- Khống chế các yếu tố stress trong chuồng nuôi.
- Tăng cường sức đề kháng cho toàn đàn gà: Bổ sung thêm thuốc giải độc gan thận, đường Gluco, Vitamin K,C.
- Có thể dùng 1 trong các loại kháng sinh sau để điều tri bệnh CCRD: BIO TYLODOX PLUS , BIO ENROFLOXACIN 10% ORAL, HANFLO 20%ORAL… liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất
- Kết hợp bổ sung thêm HAN LYTEVIT C, HAN GOOWAY, NOPSTRESS,…. để tăng sức đề kháng
- Sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, giữ cho chuồng luôn sạch sẽ, thông thoáng… cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống cho đàn gà.