Đậu gà một chứng bệnh khiến cho gà bớt ăn uống lại. Từ đây là đề kháng của gà giảm sút, kéo theo nhiều bệnh khác. Hoặc trường hợp nữa đó là khi đề kháng giảm, chứng bệnh sẽ trở nên nặng nề hơn. Đây chính là nguyên nhân mà bệnh này có thể khiến cho gà bị tử vong, làm giảm năng suất. Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể sử dụng kháng sinh hoặc một số loại thuốc khác để chữa. Vậy cụ thể đậu gà là bệnh gì, triệu chứng và cách chữa ra sao? Hãy cùng wwassets.com theo dõi những thông tin tiếp theo ở dưới bài viết.
Bệnh đậu ở gà là gì?
Bệnh đậu ở gà là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus, phổ biến ở gà trong giai đoạn phát triển từ 25-50 ngày tuổi. Triệu chứng đặc trưng của bệnh bao gồm: mọc mụn “bâu” ở niêm mạc mắt, miệng. Khi mụn chín, mủ chảy ra làm loét niêm mạc. Bệnh chuyển biến xấu sẽ gây mù mắt, tiêu chảy, viêm phổi, kém phát triển và tăng nguy cơ tử vong.

Nguyên nhân gây bệnh đậu ở gà
- Gây ra bởi virut đậu gà. Virus này tồn tại khá lâu trong môi trường có điều kiện khắc nghiệt như: khô hanh, ẩm ướt, dưới ánh sáng, thậm chí cả trong mùa rét
- Côn trùng là trung gian truyền bệnh, điển hình như: ruồi, muỗi…
- Virus tồn tại trong cơ thể muỗi lên đến 56 ngày và truyền qua các vết cắn, vết thương hở ngoài da
- Gà khỏe mạnh có vết xước mà tiếp xúc với gà bị bệnh đậu sẽ có nguy cơ mắc bệnh khá cao
- Bệnh xảy ra quanh năm nhưng chủ yếu vào mùa hoa xoan (mùa đông xuân, có thời tiết khô) do thiếu vitamin A
Xảy ra ở mọi lứa tuổi của gà, tuy nhiên gà con từ 1 -3 tháng tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Bệnh đậu ở gà có thời gian ủ bệnh từ 4 -10 ngày trước khi phát tác.
Triệu chứng nhận biết
- Bệnh do virus thuộc giống Avipoxvirus gây ra, là một bệnh truyền nhiễm mạnh ở gà và thường xảy ra ở gà 25-50 ngày tuổi. Gà mắc bệnh ăn uống kém và là nguyên nhân sinh ra các bệnh khác, làm bệnh trở nên nặng hơn, có thể làm gà bị chết. Triệu chứng bệnh đậu phổ biến nhất ở hai thể:
- Thể ngoài da: Mụn đậu thường mọc ở các như: vùng da xung quanh mào, mép, khóe mắt, vùng da bên trong cánh. Khi mới xuất hiện mụn thường có màu nâu xám hay xám đỏ. Sau to dần và chuyển sang màu vàng. Khi vỡ ra có mủ ở dạng kem, mụn đậu khô sẽ bong tróc và để lại sẹo. Ở thể này gà vẫn có thể ăn uống bình thường
- Thể niêm mạc: Các mụn đậu thường xuất hiện trong niêm mạc, hầu họng, khóe miệng hoặc thanh quản. Sau khi gạt lớp màng giả màu vàng hoặc trắng thì sẽ thấy hình ảnh bệnh đậu gà rõ rệt nhất.

Hướng dẫn phòng bệnh
- Vệ sinh chuồng trại và máng ăn, uống sạch sẽ
- Khử trùng khu vực chăn nuôi theo định kỳ 1 tuần/ lần bằng BIOXIDE.
- Cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống,khoáng chất, điện giải đảm bảo chất sức khỏe cho gà.
- Dùng vaccin phòng bệnh cho gà 7 – 10 ngày tuổi.
Hướng dẫn điều trị
- Đối với mụn đậu ngoài da có thể bóc vảy, làm sạch các mụn đậu. Rồi bôi xanh methylen liên tuc 3-5 ngày.
- Dùng các thuốc kháng sinh chống bội nhiễm. Như là BIO-AMOXYCOLI, GENTA-COSTRIM,… pha vào nước uống hoặc trộn vào thức ăn cho gà. Mỗi ngày 2 lần, dùng liên tục từ 3-5 ngày
- Kết hợp dùng thuốc trợ sức, trợ lực để tăng sức đề kháng cho gà. Ví dụ như B Complex, vitamin C, đặc biệt là vitamin A. Pha thuốc vào nước cho gà uống trong quá trình điều trị.