Trong thủy sản, tôm là then chốt giúp đưa kinh tế đi lên trong ngành thủy sản. Chúng không chỉ cung cấp một nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho người dùng, giá thành của tôm lại hợp lý và dễ chế biến. Tuy nhiên, nuôi tôm lại không hề dễ như nhiều người đã tưởng, bởi chúng cũng có thể dễ dàng mắc rất nhiều loại bệnh. Điển hình là bệnh Decapod Iridescent Virus trên tôm. Song, nhiều người nuôi trồng vẫn chưa biết tới căn bệnh này ở tôm.
Vậy tại bài viết này, hãy đồng hành cùng Wwassets tìm hiểu về căn bệnh này ở tôm nhé! Ngoài ra, các bà mẹ nội trợ cũng nên tham khảo để tránh được những con tôm bị bệnh khi đi chợ nhé!
Decapod Iridescent Virus xuất hiện trên tôm
Theo thông tin đến từ NACA ( Mạng lưới các Trung tâm nuôi trồng thủy sản vùng Châu Á- Thái Bình Dương ) đã chỉ ra rằng loài vi rút mới này gây bệnh trên tôm và chúng có tên là Decapod Iridescent Virus 1 hay còn được biết tới là DIV1. Chúng được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2014 trên các mẫu sau:
- Tôm càng đỏ ( Cherax quadricarinatus ) tại tỉnh Phúc Kiến ( Fujian)
- Tôm thẻ chân trắng ( Penaeus vannamei ) tại tỉnh Chiết Giang ( Zhejiang )
- Tôm càng xanh ( Macrobrachium rosenbergii ) tại một số tỉnh Trung Quốc
Vào tháng 2 năm 2020 vừa qua, căn bệnh đã xuất hiện trở lại tại tỉnh Quảng Đông ( Guangdong). Lúc này, chúng đã gây nên ảnh hưởng nặng nề cho khoảng 1/4 diện tích nuôi tôm tại đây.

Cơ quan Nuôi trồng thủy sản ven biển Ấn Độ ( India’s Coastal Aquaculture Authority – CAA) cũng chỉ có những thông tin ban đề về căn bệnh này. CAA chia sẻ rằng đây là dịch bệnh được phát hiện ở nhiều loại tôm như :
- Tôm thẻ chân trắng
- Tôm càng đỏ
- Tôm hùm nước ngọt
- Tôm càng xanh
Cách thức hoạt động của Div1
Đầu tiên, chúng sẽ tấn công vào tế bào máu trong mang của tôm. Sau đó tiến hành tấn công vào gan tụy, cơ của tôm. Khi tôm nhiễm bệnh, tức nhiễm Div1, chúng sẽ chìm xuống đáy ao. Lúc này phần vỏ của chúng mềm nhũn và chuyển sang màu đỏ nhạt. Không những thế mà dạ dày và ruột cũng bị rỗng toách. Bề mặt và mặt cắt gan tụy có màu nhạt hơn bình thường.
Theo thông tin quan sát, tôm phần lớn bị nhiễm mạnh vào mùa đông. Tác động của căn bệnh sẽ nghiêm trọng hơn khi tôm bị bội nhiễm với vi khuẩn vibrio. Trong ao sẽ xuất hiện tảo bùng phát mạnh hoặc trời mưa kéo dài. Khả năng tôm bị nhiễm vào mùa hè hay mùa thu cũng rất ít. Đặc biệt là khi nhiệt độ trên 30.
Dấu hiệu nhận biết bệnh Div1 ở tôm

Theo kết luận từ quan sát ban đầu, tôm khi nhiễm bệnh sẽ có những dấu hiệu sau:
- Tôm bắt đầu chuyển sang màu đỏ
- Vỏ tôm mềm và chúng bắt đầu chìm xuống đáy ao
- Khoảng hai cho tới ba ngày sau, tất cả tôm trong ao sẽ xảy ra tình trạng nhiễm bệnh và chết
Cũng bởi đây là dịch bệnh nguy hiễm có tính lây lan cao ở . Nên tạm thời vẫn chưa có phương án điều trị dịch bệnh tận gốc. Do đó người nuôi trồng cần phải thực hiện nghiêm ngặt các hoạt động phòng và tránh để dịch bệnh không ảnh hưởng đến ao hồ chung trong mỗi vụ nuôi.