Ở Việt Nam có nhiều loại gà thịt khác nhau rất được ưa chuộng như gà ri, gà ác, gà mía, gà đông tảo, v.v… Đặc điểm chung của chúng là mang lại cho sản lượng thịt có năng suất cao và chất lượng ngon. Thực tế, gà thịt có tốc độ lớn rất nhanh. Tuy nhiên, tốc độ sinh trưởng của gà thịt không đồng đều ở các giai đoạn. Khi tăng trọng đến một giai đoạn nhất định, tốc độ tăng trưởng của gà thịt sẽ chậm lại. Nguyên nhân sâu xa được cho là xuất phát từ việc chăm sóc dinh dưỡng cho gà. Vì vậy, trong bài viết sau của chúng tôi sẽ giới thiệu cho bà con những kinh nghiệm trong nuôi gà thịt.
Lưu ý trong chọn giống nuôi

Nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay là thích ăn gà có chất lượng cao, con to vừa phải, mẫu mã lại đẹp… Vì vậy, nên chọn giống gà: Jidabaco, Vạn Phúc hoặc Lượng Huệ để nuôi. Trong đó, gà Jidabaco vẫn có ưu thế nhất (giá luôn cao, khả năng kháng bệnh tốt, dễ nuôi…).
Cách thức nuôi
Có thể nuôi theo hình thức nuôi nhốt hoặc thả vườn hay bán chăn thả đều được. Lưu ý: Cần có mang ăn, máng uống nước cho gà. Tuyệt đối không nên cho gà ăn dưới đất, gà sẽ dễ mắc bệnh, nhất là các loại bệnh đường ruột.
Lưu ý trong chuồng nuôi gà
Cần phải thông thoáng( ấm về mùa đông, mát về mùa hè). Nền chuồng cần độn bằng các vật liệu rẻ tiền nhưng lại hiệu quả như: Cát đen, trấu có bổ sung vôi tả.
Vệ sinh chuồng trại bằng cách phun thuốc sát trùng khử mùi định kì 1 lần/tháng. Giai đoạn gà 50 ngày tuổi đến xuất bán tốt nhất, phun thuốc sát trùng 2 lần/ tháng.
Thời điểm nhập gà giống
Gà thịt thường bán chạy và có giá cao vào những dịp cưới hỏi, lễ, Tết. Cho nên, người nuôi cần nhập đàn sao cho bán trúng vào những dịp này trong năm. Cụ thể là:
- Lứa 1: Nhập vào tháng 12 âm lịch, bán tháng 3.
- Lứa 2: Nhập gà giữa tháng 3, bán tháng 7 âm lịch.
- Lứa 3: Nhập gà tháng 7, bán tháng 11 âm lịch.
Chú ý:
- Người nuôi không nên nhập gà gối lứa trên cùng một khu nuôi. Vì làm như vậy, nếu gà to bị bệnh sẽ lây sang gà nhỏ. Gà nhỏ bị bệnh thì rất khó chữa, dễ bị chết nhiều hoặc còi cọc, chậm lớn. Tốt nhất, 1 năm chỉ nên nuôi 3 lứa( 4 tháng/lứa).
- Việc nuôi gà trong nông hộ hiện nay vẫn chạy theo phong trào. Vì vậy, cứ sau mỗi đợt giá gà leo thang lên đắt là người nuôi ồ ạt nhập đàn. Khi bán cung lại vượt cầu nên giá thường thấp. Do đó, cần chọn thời điểm thích hợp và có tiềm năng mới nhập đàn sẽ cho hiệu quả cao.
Lưu ý trong chọn lựa thức ăn
Để gà tăng trọng tốt lại khỏe mạnh, ít dịch bệnh… nên chọn các loại cám có thương hiệu trên thị trường như cám CP hoặc Japan. Nếu như có điều kiện nên bổ sung chất dinh dưỡng (đạm, vitamine A, D, E…) cho gà nhỏ con hơn mau tăng trọng kịp bằng gà lớn trong đàn.

Cách phòng bệnh cho gà
Nuôi gà thịt muốn đạt hiệu quả cao, nhất thiết phải dùng văc xin và kháng sinh phòng bệnh cho gà định kì. Một số vắc xin dùng cho gà có hiệu quả cao là: Marele, Lasota, Gumboro, Newcastle và văc xin cúm H5N1.
Dùng kháng sinh phòng bệnh cho gà theo các giai đoạn sau:
- Giai đoạn gà từ 1- 21 ngày tuổi: Tiêm phòng các kháng sinh: Ampisep, Anticooc, HanEba.
- Giai đoạn gà sau úm( từ 21 đến 48 ngày tuổi): Sử dụng các kháng sinh sau: Ampicoli, Anticoocid.
- Giai đoạn gà từ 50- 90 ngày tuổi: Tiêm phòng bằng kháng sinh: Gentatylosin, Neotsol.
- Giai đoạn gà từ 90 ngày tuổi đến xuất bán: Sử dụng các kháng sinh: Ampicoli, Gentatylosin, HanEba, Anticooc.
Các thuốc bổ trợ cần dùng là: Bcomlex và vitamin C. Chú ý ngừng dùng thuốc trước khi xuất bán từ 7-10 ngày để đảm bảo an toàn cho sản phẩm gà thịt.
Mong rằng những thông tin trên sẽ có ích với bà con trong việc tìm ra phương pháp giúp gà thịt có thể phát triển, tăng trưởng đều. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi. Chúc bạn thành công!