Đối với những người chăn nuôi bò và heo thì luôn phải cẩn thận và chú ý chăm sóc đàn gia súc của mình. Bởi vì nếu để xảy ra bệnh ở một con thì sẽ làm ảnh hưởng đến các con khác trong đàn. Hơn hết một con bò cũng có giá trị kinh tế cao. Nếu mất đi sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến ngân sách kinh doanh. Đối với bò, giai đoạn dễ mắc bệnh nhất là lúc mới đẻ. Những con bê, nghé có cơ thể yếu ớt và sức đề kháng cũng kém hơn nên rất dễ mắc bệnh. Một trong các bệnh hay xảy ra ở bê, nghé đó chính là bệnh viêm khớp.
Nguyên nhân khiến bê, nghé dễ bị mắc bệnh viêm khớp

Bệnh xảy ra ở bê, nghé sau sinh 1 tháng; trâu, bò lớn cũng bị nhưng ít hơn. Nguyên nhân khiến bê, nghé mắc bệnh viêm khớp có nhiều nhưng chủ yếu là do các lý do dưới đây:
– Do bê nghé bị té ngã làm xây xát các khớp -viêm khớp.
– Do kế phát các bệnh viêm rốn, viêm tử cung… Vi khuẩn vào máu di căn tới khớp gây viêm.
– Môi trường sống không đảm bảo dễ làm cơ thể bê nghé nhiễm bệnh, gây ra các chứng bệnh viêm khớp. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe bê nghé mà còn làm vật nuôi đi lại khó khăn
Các dấu hiệu của bệnh viêm khớp ở bê, nghé
Thường ở khớp gối của bê, nghé thấy sưng to, sờ vào thấy cứng hoặc mềm, đi đứng cà nhắc và ít đi lại. Bê nghé bị sốt cao, bỏ ăn, mệt mỏi.
Cách phòng bệnh viêm khớp ở bê, nghé
Việc khử trùng chuồng nuôi định kỳ là phương pháp cơ bản nhất. Ngoài ra, bà con chăn nuôi cần vệ sinh các máng ăn, máng uống và nền chuồng thường xuyên. Phân thải cũng là nguyên nhân gây viêm nhiễm ở gia súc.
Các bạn chú ý sử dụng thức ăn và nước uống cho bê nghé hợp vệ sinh, bổ sung các thức ăn giàu vitamin để tăng cường sức đề kháng.
Hạn chế để bê nghé vận động mạnh hoặc mang vác các vật nặng trên người, tránh gây viêm khớp. Các bạn phải thường xuyên theo dõi quan sát đàn gia súc của mình để kịp thời phát hiện và chữa trị nếu có vật nuôi bị viêm nhiễm.
Cách điều trị bệnh viêm khớp ở bê, nghé

Nếu bóp thấy mềm nhũn, dùng kim 14 chọc dò xem có mủ không, nếu có phải giải phẫu lấy mủ ra và bơm rửa lại bằng nước sinh lý 9ノ. Sau đó sát trùng bằng thuốc đỏ và băng lại (nếu vết mở rộng).
Nếu thấy khớp mới sưng chưa có mủ nên tiêm thuốc:
– Dùng Chlotetraol tiêm bắp, hoặc xung quanh khớp đã bị sưng với liều 1ml/5kg trọng lượng/ngày, điều trị liên tục 3-4 ngày.
– Vitamin C (ống 500mg). Bê, nghé 3-4 ống/lần/ngày; trâu, bò 6-8 ống/lần/ngày.
– Hoặc dùng Penicyline 15000 – 30000 UI/kg trọng lượng, ngày chích 2 lần, liên tục trong 3-5 ngày.
– Kết hợp tiêm ADE Bcomplex, Dexavet.
Ngoài ra còn có thể dùng một số loại kháng sinh khác như Neoxin Tylan 50, Suanovil, Novocin, Erythromycine..
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp mọi người có được những kiến thức bổ ích trong việc chăn nuôi và tìm được cách trị viêm khớp cho gia súc an toàn hiệu quả và phù hợp.