Trong nuôi trồng thủy sản, những người chăn nuôi đã phải trải qua rất nhiều tình trạng nhiễm bệnh ở cá, cua, tôm,… Tất nhiên trong số chúng sẽ có một vài căn bệnh có thể chữa được hoặc sẽ được chữa trong tương lai. Nhưng phần lớn, nhiều người, thậm chí cả người nuôi trồng cũng chưa thể phân biệt được đâu là dấu hiệu cá đang nhiễm bệnh để phòng ngừa cũng như điều trị. Đặc biệt là tình trạng cá lóc bông có dấu hiệu sưng phù hoặc nổ mắt. Bởi họ thường cho rằng đây là tình trạng cá khi quá no hoặc bị thương do va chạm.
Tuy nhiên, đằng sau đó là cả một dấu hiệu các loại bệnh ở thủy sản. Tại bài viết này, hãy đồng hành cùng Wwassets đi tìm hiểu về căn bệnh này nhé.
Dấu hiệu nhiễm bệnh ở cá lóc bông
Đầu tiên, điều mà dễ nhận biết nhận chính là khi bạn thấy cá bơi lội không được bình thường. Chúng sẽ bơi lội một cách lung tung và không định hướng được đường đi.

Ngoài ra, da chúng sẽ bắt đầu có dấu hiệu chuyển sang màu sẫm. Mắt có tình trạng mờ đục, sưng lên và có thể đã bị mù.
Thêm một điểm nữa là ở vây bắt đầu xuất hiện tình trạng xuất huyết. Đôi khi cũng có thể xuất hiện xuất huyết ở vùng bụng. Bạn hãy kiểm tra kĩ 2 phần trên để có thể chuẩn đoán bệnh một cách chính xác nhé.
Một số điểm trên thân có thể sẽ bị hoạt tử, vùng tổn thương xuất hiện các vòng đen vây quanh.
Nhìn chung, khi thủy sản nhiễm bệnh, đặc biệt là các loài cá, chúng sẽ gây nên nhiều biến chứng và bệnh nếu có người ăn phải chúng. Vì thế, nhận biết được dấu hiệu nhằm phòng tránh là rất quan trọng và cần thiết.
Cách phòng, trị bệnh cá lóc bông có dấu hiệu sưng phù
Như đã đề cập ở trên, các loại bệnh ở thủy sản đều có thể được phòng và trị được nếu bạn có hướng giải quyết đúng đắn.
Đối với căn bệnh này, bạn có thể phòng và trị giống như bệnh nổ mắt xuất hiện trên cá điêu hồng.
Chuẩn bị ao, lồng

Đầu tiên hãy thực hiện tốt công việc chuẩn bị ao, lồng bè nuôi nhé. Dành thời gian chú ý ở khâu xử lý đáy ao và xử lý phần nước. Có thể sử dụng VINA AQUA để xử lý nước với liều 1 lít/ 5.000 m3 nước ao trong vòng 2 ngày liên tục.
Trước khi thực hiện thả cá nuôi, hãy tắm qua cho chúng với nước muối có nồng độ 2-3% trong vòng 5 tới 15 phút. Ngoài ra, hãy nhẹ nhàng và nên thả nuôi chỉ với mật độ vừa phải. Không nên nuôi quá nhiều cá trong một ao/ hồ.
Theo dõi tình trạng của cá
Trong suốt quá trình nuôi, hãy chú ý thường xuyên theo dõi để nắm bắt được tình hình sức khỏe của cá. Hãy chú ý lớn ở các yếu tố môi trường nước. Nước nên được duy trì với hàm lượng oxy hòa tan ở mức cao bằng máy quạt nước.
Tiếp theo hãy trộn cho ăn liên tục theo liều sau:
- 5g Vitamin C Antistress
- 3g Vinapremix
Sử dụng liều lượng trong trên 1 kg thức ăn. Định kỳ từ 7 tới 10 ngày/ tháng để có thể tăng cường được sức đề kháng cho cá khi gặp nhiệt độ thay đổi.
Nếu trong thời kì dịch bệnh xảy ra, bạn hãy cắt giảm một phần hoặc toàn bộ lượng thức ăn cho cá. Giảm bớt lại mật độ nuôi nữa nhé! Điều này có nghĩa sẽ giảm bớt căng thẳng và mức độ lây lan bệnh ở cá.