Cừu là loài động vật dễ nuôi, mau lớn, không phải bỏ ra quá nhiều công sức để chăm sóc. Bên cạnh đó cừu còn ít bệnh tật, làm chuồng trại cũng không cầu kì. Có thể nói cách tốn công chăm sóc, ít bệnh tật, chuồng trại lại đơn giản. Tuy nhiên, để có thể nuôi được cừu tốt, mang lại hiệu quả kinh tế thì chúng ta cũng cần phải tìm hiểu nhiều điều. Đặc biệt là cách phòng và chữa bệnh cho cừu. Đặc biệt là cừu trong giai đoạn sinh đẻ và những chú cừu con mới ra đời. Dưới đây là một số lưu ý để có thể chăm sóc, và phòng bệnh cho cừu.
Cách phòng bệnh cho cừu mẹ
Giai đoạn cừu mẹ trước khi đẻ

– Chu kỳ động dục của cừu cái 16-17 ngày. Sau khi cho phối giống qua giai đoạn trên mà không có biểu hiện động dục lại là có triệu chứng có chửa.
– Căn cứ vào ngày phối giống để đỡ đẻ cho cừu đúng lúc (Cừu mang thai 146-150 ngày), không để bất ngờ dễ làm chết cừu con.
– Có thể bổ sung thêm thức ăn tinh và rau cỏ non cho cừu chửa nhưng tuyệt đối cho ăn thức ăn hôi mốc.
– Khi có biểu hiện sắp đẻ như: bầu vú căng, xuống sữa, sụt mông, âm hộ to ra, có lớp dịch trên niêm mạc âm hộ, cào bới sàn, nên cho cừu ở ô chuồng riêng và cho vào ổ rơm hoặc đi chăn gần và tránh đồi dốc cao.
Giai đoạn cừu mẹ đẻ
– Đa phần cừu mẹ nằm đẻ song cũng có một số tình huống cừu đứng đẻ, khi đó nên đỡ để cừu con sơ sinh khỏi bị rớt mạnh xuống đất.
– Sau khi đẻ, cừu mẹ tự liếm cừu con cho khô. Nhưng cũng vẫn lấy khăn sạch lau nước nhầy ở miệng, ở mũi cho cừu con sơ sinh dễ thở. Xong sử dụng dây sạch buộc cuốn rốn (cách rốn 5-6cm) dùng kéo hoặc dao cắt cách nơi buộc 2-3cm. Bôi cồn Iốt để khử khuẩn và sát trùng.
– Cần giúp cho cừu con mới đẻ đứng lên bú được sữa đầu. Đây là loại chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp cừu sơ sinh chống được bệnh tật.
– Đẻ xong cừu mẹ mất nước nhiều nên cho cừu mẹ uống nước nhiều hơn. Nên cho uống nước có pha đường 1% hoặc muối 0,5%.
Cách phòng bệnh cho cừu con

– 10 ngày đầu sau khi đẻ, cừu non được sinh ra cho bú mẹ tự do, tập cho chúng bú đều cả 2 núm vú.
– Từ 11-21 ngày tuổi, cừu con bú mẹ 3 lần trong ngày (sáng, trưa, chiều), nên tập cho cừu con ăn thêm thức ăn tinh và cỏ non, đến 80-90 ngày tuổi hãy để cho cừu con cai sữa.
– Cừu thịt: gồm các cừu đực đã cai sữa và con giống thải loại, trước khi xuất chuồng 2 tháng cần có ô chuồng nhốt riêng để bổ sung thức ăn (vỗ béo) nhằm tăng được trọng lượng lúc xuất bán. Thức ăn cung cấp thêm có thể là: thức ăn tinh, cỏ xanh, củ, quả, phụ phẩm nông nghiệp.
Một vài biện pháp phòng bệnh an toàn cho cừu
– Thực hiện tiêm phòng đầy đủ cho cừu như lở mồm long móng 2 lần/năm; Tụ huyết trùng 2 lần/năm và một số bệnh khác.
– Lúc chuyển mùa ta nên tiêm vaccine, không nên thả cừu đi chăn trước lúc mặt trời mọc, chuồng trại sạch sẽ thoáng mát, mùa lạnh giữ ấm cho cừu.
– Chuồng nuôi giữ gìn vệ sinh, quét dọn phân hàng ngày. Sát trùng định kỳ 1 lần/tháng bằng vôi hoặc Dipterex.
– Không cho cừu ăn quá nhiều cỏ non, cây họ đậu, cỏ ướt, dơ bẩn. Nên cho cừu ăn cỏ cắt về phơi héo để giảm bớt lượng nước.
– Tránh việc sử dụng các loại thức ăn hôi mốc.
– Định kỳ tắm rửa cho cừu sạch sẽ (mùa hè 2 – 3 lần/tháng, mùa đông khi nắng ấm).
– Máng nước uống phải sạch sẽ và luôn có đủ nước sạch.
– Định kỳ tẩy giun sán 1 năm 3 lần.