Bệnh tụ huyết trùng là căn bệnh phổ biến hay xảy ra khi thời tiết diễn biến thất thường, trời nóng ẩm. Căn bệnh cũng có thể xảy ra do gia súc thay đổi điều kiện sống. Chúng ta thường bắt gặp căn bệnh này ở trâu, bò chuyển vùng. Loại bệnh tụ huyết trùng cũng là loại bệnh mà trâu bò dễ mắc phải nhất. Ở nước ta, căn bệnh này phổ biến ở trâu hơn và mức độ nhiễm bệnh ở trâu cũng cao hơn bò. Bệnh có khả năng lây từ loài vật này sang loài vật khác như từ trâu bò sang ngựa, chó và lợn. Vì vậy, khi phát hiện ra có loài vật bị nhiễm bệnh chúng ta cần phải có biện pháp để ngăn chặn việc lây nhiễm.
Lí do khiến trâu bò mắc bệnh tụ huyết trùng
Do vi khuẩn Pasteurella multocida thể hiện đặc trưng tụ và xuất huyết ở các vùng đặc biệt trên cơ thể và vi khuẩn vào máu gây nhiễm trùng máu.
Khả năng lây nhiễm của bệnh:
Bệnh xảy ra ở các vùng có thời tiết nóng ẩm. Khi trời mưa vi khuẩn có sẵn được nước mưa đưa lên mặt đất. Sau đó dính vào cỏ, rơm rạ, gia súc ăn, uống nước nhiễm khuẩn sẽ nhiễm bệnh.
Sau khi đi vào đường tiêu hoá, vi khuẩn qua niêm mạc bị tổn thương do ký sinh trùng, rơm, cỏ cứng và dị vật. Chúng xâm nhập vào máu, đến hệ thống lympho ruột, hạch sau hầu làm hạch này bị sưng lên. Từ đó, vi khuẩn xâm nhập vào các hạch lympho khác. Ví dụ như hạch trước vai, hạch trước đùi. Khiến cho các hạch này cũng sưng to và bị thuỷ thũng. Vì vậy trâu, bò bị bệnh tụ huyết trùng thường có dấu hiệu nhận biết là sưng hạch hầu.
Có tới 80% số trâu, bò khỏe mang vi khuẩn. Tuy nhiên chúng không gây bệnh, giữa vi khuẩn và súc vật có sự cân bằng sinh học. Khi gặp các yếu tố ngoại cảnh không tốt. Ví dụ như: thời tiết thay đổi bất chợt, thiếu thức ăn, làm việc nặng nhọc, thay đổi điều kiện sống… làm sức khỏe của con vật giảm sút.
Bệnh lây do nhiều nơi mổ thịt gia súc ốm bán thịt, lòng,…. Ngoài ra các động vật như chó mèo, ruồi, muỗi cũng là con vật môi giới truyền bệnh.
Bệnh phát sinh quanh năm ở các vùng nóng ẩm. Và chủ yếu mắc nhiều vào mùa mưa nóng từ tháng 6 đến tháng 9.
Dấu hiệu của bệnh tụ huyết trùng
Bệnh thường ở thể cấp tính cho trâu bò, nung bệnh chỉ 1-3 ngày. Bò không nhai lại, mệt nhọc, sốt cao lên tới 40-42 độ C. Nước mắt, nước mũi chảy không ngừng. Niêm mạc mắt, mũi, mồm tổ chức dưới da có tụ huyết đỏ sẫm, tối xám.
Bò khi nhiễm bệnh sẽ thở mạnh và khó. Lí do là vì viêm màng phổi, tràn dịch, tụ huyết, viêm phổi cấp.
Lúc gần chết trâu bò nằm liệt, đái ra máu, thở khó, chảy máu ở niêm mạc.
Nếu bệnh ác tính thì đột nhiên bò sốt cao 41-42 độ C hung dữ, điên cuồng, đạp đầu vào chuồng, chết nhanh trong 1 ngày.
Cách chữa trị bệnh
Ở vùng lưu hành dịch hoặc bị đe doạ bệnh, thì tiêm vaccin tụ huyết trùng hàng năm. Theo định kì 6 tháng 1 lần, chọn 1 trong 4 loại vaccin:
- Vaccin pha formol và keo phèn tiêm 3-5 ml/lần, sau 5 ngày có miễn dịch trong 6 tháng.
- Vaccin pha formol và keo phèn tiêm 3-5 ml/lần, sau 5 ngày có miễn dịch trong 6 tháng.
- Vaccin nhũ hoá,liều tiêm 5 ml/lần, sau 7-10 ngày có miễn dịch kéo dai 6 -8 tháng.
- Vaccin formol và nhựa cao su tiêm 1-2 ml/lần, miễn dịch sau 7 ngày có miễn dịch trong 4- 6 tháng.
- Vaccin nhược độc, tiêm 1-2 ml/lần, sau 7 ngày có miễn dịch trong 4-6 tháng.
Có ổ dịch phải cách ly gia súc ốm, công bố dịch, không vận chuyển, không giết mổ, chôn sâu con chết có vôi bột, sát trùng chuồng trại, cống rãnh. Chăm sóc đàn bò ăn uống đầy đủ, tăng sức đề kháng.