Trong mỗi trận đấu, bạn cần phải đảm bảo gà chọi của bạn sung sức, mạnh mẽ để có thể chiến thắng được đối thủ. Để đạt được điều này, bạn cần phải có cách luyện tập tỉ mỉ và có chế độ ăn uống phù hợp kích thích tinh thần chiến đấu của gà chọi. Mặt khác, để giúp gà chọi luôn sung sức đòi hỏi kỹ thuật nuôi gà cũng phải phù hợp. Sau đây, hãy cùng wwassets.com tìm hiểu ngay về kỹ thuật nuôi gà chọi khỏe mạnh, sung sức trong bài viết bên dưới nhé.
Gà chọi nên có kỹ thuật nuôi và chăm sóc như thế nào?
Để nuôi gà chọi sung sức thì bạn cần phải tìm hiểu chú gà chọi của mình tính cách, ưa thích cái gì. Hiểu vật nuôi là bạn đã biết cách chăm sóc chúng đến 50%. Để nuôi gà chọi con nhanh lớn. Thì bạn nên để gà chọi ăn làm hai bữa vào 9 giờ sáng và khoảng 4 – 5 giờ chiều. Riêng gà chọi con cách nuôi là để chúng ăn ăn tự do và thả dông. Gà tách mẹ ngoài hai bữa chính còn tự đi kiếm ăn.
Gà chọi lớn trên 6 tháng cần ăn thêm rau, giá, chuối sứ, xà lách, cà chua, mỗi tuần cho ăn thêm 1 – 2 bữa lươn hoặc thịt bò. Khi gà chọi đã mọc đủ lông và cứng cáp. Thì người nuôi cần phải sửa soạn bên ngoài của chúng như: tỉa bớt lông cổ, nách và ngay cả lông ở hậu môn, lông đầu thì cần hớt sạch. Ngoài ra, người nuôi cần lấy 4 nguyên liệu: ngải cứu, muối, nghệ và phèn chua mài chung với nhau. Cho thêm nước và rượu thẩm thân gà. Nếu gà chọi quá mập. Thì người nuôi nên cách một ngày lại tẩm một lần.
Nhờ cách ôm bóp này mà da thịt con gà chọi sẽ săn lại. Và có sức chống đỡ chịu đựng được những đòn địch tấn công. Người nuôi cũng cần phải năng tắm rửa sạch sẽ cho gà. Nếu vào mùa lạnh thì mỗi ngày một lần. Còn mùa nóng thì có thể tắm hai hoặc ba lần một ngày. Khi lông đã khô ráo thì tiến hành bóp nghệ cho chúng. Đây là cách nuôi gà chọi sung sức được nhiều người áp dụng.
Hướng dẫn cách huấn luyện cho gà chọi sung sức
Theo kinh nghiêm dân gian của những người nuôi gà chọi, loại gà này có đá khỏe hay không là nhờ bài huấn luyện dày dặn kinh nghiệm của người nuôi, chăm sóc. Cũng giống như người học võ, gà chọi phải thường xuyên luyện tập để có đủ sức khỏe. Đồng thời biết ra đòn tấn công và phòng thủ.
Vì vậy, không được nuôi gà chọi trong lồng quá lâu. Phải thả ra ngoài để gà chọi đi lại linh hoạt. Việc này sẽ giúp cơ bắp của chúng khỏe mạnh, có sức bền để chọi với đối thủ. Ngoài ra, bạn cần có gà tập luyện để chúng thường xuyên tâp luyện chọi với đối thủ. Cứ khoảng 3 ngày một lần. Bạn nên để chúng làm quen với đối mặt với đối thủ. Cho chúng có được tinh thần sung lên khi gặp “đối thủ” của mình.
Nhiều người có kiến thức chọi gà thường bắt đầu bài tập cho chúng chọi từ chân. Dùng chì để deo vào chân gà, loại chì phải được dát mỏng, bọc vải để không ảnh hưởng đến chân. Và sau đó quấn vào chân gà. Đây là bài tập khá ổn để gà chọi có thể mau lớn và chịu được áp lực đòn tấn công của đối thủ.
Kĩ thuật chăm sóc và huấn luyện gà chọi không khó nếu bạn đầu tư và tìm hiểm chúng một cách nhuần nhuyễn. Cách phòng tránh bệnh cho gà chọi sẽ được các chuyên gia giới thiệu ở các chuyên mục tiếp theo, các bạn quan tâm có thể tiếp tục theo dõi.
Thời gian cho ăn
Khi nuôi gà chọi, người nuôi cần có thời gian cho ăn hợp lý để dần hình thành thói quen khỏe mạnh, phát triển tốt hơn rất nhiều. Khung giờ hợp lý nên cho gà chọi ăn hợp lý nhất là buổi sáng và buổi chiều tối.
- Buổi sáng: Là thời gian cung cấp nguồn năng lượng để gà chọi có thể hoạt động và phát triển tốt nhất.
- Buổi chiều: Cung cấp nguồn dinh dưỡng dự trữ giúp thúc đẩy phát triển trong thời gian ngủ đêm.
Tập thể dục hàng ngày
Hàng ngày, bạn có thể sử dụng các loại dụng cụ chuyên dụng để tập luyện như máy chạy bộ để giúp gà tăng lực và bó cơ chân, cơ đùi. Bên cạnh đó, việc cho gà tập luyện còn giúp bộ máy hô hấp của gà tốt hơn. Có rất nhiều loại máy chạy thông thường mà bạn có thể tham khảo và chế tạo.
Tiêm phòng vắc xin cho gà chọi con đầy đủ
Để gà đá phát triển khỏe mạnh thì người nuôi cần chú ý đến việc tiêm phòng bệnh cho gà định kỳ. Những bệnh thường gặp ở gà chọi như hen khẹc, ăn không tiêu hay gà chọi bị mốc trắng… Đây là các bệnh khó có thể chữa dứt điểm nên cần phát hiện sớm để đề phòng.