Bệnh Parvo là một căn bệnh không phải là hiếm gặp ở chó. Căn bệnh này do loại virus gây ra và cực kì dễ lây lan ở chó. Đặc biệt đối với những chú chó chưa được tiêm chủng và chó con dưới 4 tháng tuổi dễ mắc bệnh hơn. Căn bệnh có ảnh hưởng lớn đến chú chó, nếu chúng ta không có biện pháp để chữa trị ngay thì có thể chú chõ sẽ chết. Vì vậy, các bạn cần chú ý chăm sóc thú cưng của mình để chúng có thể khỏe mạnh, khi phát hiện bệnh thì chữa trị nhanh chóng và kịp thời.
Biểu hiện của bệnh Parvo

Bệnh Parvo xuất hiện trên chó ở 3 thể: Thể ruột, Thể tim, Thể tim ruột kết hợp. Đối với chó mắc bệnh Parvo ở thể tim hoặc thể tim, ruột kết hợp thì tỉ lệ tử vong là rất cao, chết nhanh, với các biểu hiện tim, lách, phổi, ruột … xuất huyết nặng.
Nôn mửa và tiêu chảy kéo dài sẽ gây nên tình trạng mất nước, virus gây tổn thương đến ruột và hệ miễn dịch sẽ gây ra sốc do nhiễm khuẩn. Đa số chó chết trong vòng 48-72 giờ từ khi có triệu chứng đầu tiên. Nếu chó có các triệu chứng trên, vui lòng đem chó đến bác sĩ thú y ngay lập tức.
Tại các cơ sở thú y, các bác sĩ sẽ tìm ra chuyên sâu để phân tích bệnh, kết hợp các phương pháp xét nghiệm để biết rằng chú chó của bạn có bị mắc Parvo hay không?
Cách phòng bệnh Parvo
Phòng bệnh Parvo ở chó bằng việc chăm sóc, nuôi dưỡng cẩn thận. Thường xuyên vệ sinh tiêu độc chuồng trại và môi trường xung quanh.
Những con chó ốm cần phải được cách ly, không được tiếp xúc với những con chó khỏe mạnh. Định kì đến phòng khám kiểm tra, xét nghiệm. Để theo dõi được tình hinh sức khỏe của bé và phát hiện bệnh sớm, ngay cả khi đang ủ bệnh.
Định kỳ tiêm phòng vaccine cho chó. Tiêm vaccine lần đầu khi chó đạt 6-7 tuần tuổi, đều đặn 3-4 tuần và định kỳ tái chủng 1 năm 1 lần. Chó con dễ bị mắc bệnh vì kháng thể tự nhiên trong sữa chó mẹ có thể không thể bảo vệ cho đến lúc sức khỏe của chó con đủ khỏe để tự chống chọi bệnh hoặc vắc xin chích vào đã bị trung hòa bởi kháng thể chó mẹ. Vì vậy các bạn cần áp dụng lịch chủng ngừa của bác sĩ thú y để phòng bệnh cho vật nuôi một cách tốt nhất.
Chó chưa chủng ngừa không được tiếp xúc với chó bệnh hoặc chó chưa rõ lịch chủng ngừa. Người đã tiếp xúc với chó bệnh hạn chế tiếp xúc với chó khác. Nếu phải tiếp xúc phải rửa tay (và sát khuẩn hoặc thay quần áo) trước khi tiếp xúc.
Cách điều trị bệnh Parvo

- Kịp thời bổ sung nước, chất điện giải, nâng cao sức đề kháng, chống nhiễm trùng kế phát.
- Cách ly con vật ốm để nơi sạch sẽ, thoáng mát, bổ sung đủ nước uống. Hơn hết không để cho chó uống phải nước bẩn.
- Cắt nôn bằng cách tiêm dưới da atropin hay primeran.
- Tiêm truyền tĩnh mạch nước muối sinh lý 0.9%, Ringer lactac, glucozo 5%,….
- Chống bội nhiễm bằng các loại thuốc kháng sinh. Và bổ sung thêm thuốc bổ cho chó, giúp chó hồi phục nhanh.