Cắt mỏ gà để làm gì? Nhiều người có thể cảm thấy khó hiểu trước vấn đề này khi thấy có rất nhiều gà bị cắt mỏ ở các trang trại lớn. Trước hết, phải giải quyết tình huống nan giải thường xảy ra trong chăn nuôi gà công nghiệp: gà trong đàn mổ nhau, ăn lòng, gà ăn thịt nhau. Gà đẻ dễ mổ nhau, mổ hậu môn, rách trực tràng, đào thải nội tạng cho gà con khác, ăn ruột … Khi xảy ra hiện tượng trên có xu hướng phát triển theo chiều hướng gia tăng, gây thiệt hại về kinh tế. . Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ ngắn gọn những lý do tại sao cần phải cắt mỏ, đồng thời đưa ra phương pháp cắt mỏ gà hiệu quả được nhiều người sử dụng.
Tác dụng của việc cắt mỏ gà
Gà bị cắt mỏ thường sẽ bị xấu mã và sức tiêu thụ giảm, đặc biệt gà bị cắt mỏ thường sẽ ít khi được dùng để thờ cúng vào các dịp đặc biệt. Tuy nhiên người ta vẫn cắt mỏ gà bởi hiệu quả mà chúng mang lại là rất nhiều đặc biệt là đối với gà nuôi tập trung.

Lợi ích cắt mỏ gà:
- Hạn chế và phòng chống được việt cắn mổ lông lẫn nhau ở gà, ổn định gà trong chuồng nuôi.
- Giúp gà hạn chế được xây sát, bị thương dẫn đến xệ cánh. Giảm tỉ lệ gà bị chết do nhiễm trùng bệnh tật.
- Gà hay ăn chóng lớn và không mất nhiều năng lượng cho việc đánh nhau.
- Đối với gà đẻ, cắt mỏ hạn chế dược tình trạng mổ trứng. Giảm thiểu các rủi ro gây thiệt hại cho người nuôi.
- Giải pháp giúp người chăn nuôi tăng mật độ gà trên cùng một diện tích nuôi. Đặc biệt là ở trang trại có diện tích bị hạn chế.
- Cắt mỏ gà thường áp dụng cho gà đẻ, gà nuôi lấy thịt và không áp dụng cho gà nuôi phục vụ lễ tết hay và nuôi làm vật phẩm thờ cúng bởi cắt mỏ thường sẽ xấu mã và không ai mua.
Những phương pháp cắt mỏ gà hiệu quả
Có hai phương pháp chính để cắt mỏ gà mà bà con vẫn thường áp dụng. Đó là phương pháp cắt mỏ gà thủ công và phương pháp cắt mỏ gà bằng máy.
Đối với phương pháp cắt mỏ gà thủ công bà con sẽ chuẩn bị một chiếc thớt và một cái dao thật sắc sau đó kê mỏ gà lên thất rồi cắt bỏ phần mỏ cần thiết. Với cách làm này thường cho hiệu quả thấp, dễ làm dập mỏ gà; khiến gà bị đau ảnh hưởng đến sự phát triển của chúng. Cắt mỏ gà thủ công thường tồn nhiều thời gian và công sức. Cắt được số lượng gà ít hơn rất nhiều so với cắt bằng máy trong một khoảng thời gian nhất định.
Đối với phương pháp cắt mỏ gà bằng máy rất tiện lợi. Máy được thiết kế tự động gồm các lỗ để đưa mỏ gà vào và lưỡi dao kim loại sắc bén. Sau khi cung cấp nguồn điện các lưỡi dao nhanh chóng được làm nóng đỏ và lia xuống cắt đi phần mỏ thừa một cách dễ dàng. Với cách này gà sẽ không bị đau và nhanh chóng hồi phục sau cắt. Nếu dùng máy cắt mỏ gà tự động bà con có thể cắt cho rất nhiều cá thể gà; mà không hề tốn nhiều thời gian hay công sức giảm thiểu rủi do cho gà ở mức thấp nhất.

Nguyên nhân gây mổ cắn lẫn nhau
- Chuồng nuôi có nhiệt độ cao, ánh sáng gay gắt làm cho sinh lý của gà bị rối loạn. Gây mổ cắn đến nỗi lôi ruột gà bị mổ ra tranh nhau ăn. Có lúc chỉ một buổi trưa oi bức gà mổ cắn nhau thiệt hại như bị dịch.
- Mật độ nuôi quá chật chội.
- Ở giai đoạn hậu bị cho gà ăn hạn chế bị đói, nhất là phương pháp 2 ngày ăn 1 ngày nhịn. Thì những ngày nhịn gà càng mổ cắn nhau.
- Với các nguyên nhân trên, người chăn nuôi phải thực hiện tốt quy định kỹ thuật; chống nóng, điều chỉnh ánh sáng, có mật độ nuôi thích hợp. Khi hạn chế vào ngày nhịn phải có cho ít hạt ngũ cốc rải đều trên nền cho gà bới nhặt v.v… đồng thời phải cắt mỏ.
Lưu ý về việc cắt mỏ gà
- Cắt mỏ còn có thể giảm thức ăn rơi vãi khi gà mổ thức ăn đến 4-5%.
- Trước khi cắt mỏ cho gà nhịn đói 4 giờ, cho uống đủ nước pha vitamin K (chống chảy máu).
- Sau khi cắt mỏ tiếp tục cho gà uống nước pha vitamin K; có thêm 1g tetracycline/lít trong 4-6 ngày. Và cho gà ăn ngay theo chế độ tự do (gà hậu bị) trong 1tuần. Thức ăn đổ dày để mỏ gà không chạm vào đáy và thành máng, thức ăn bột còn dính vào mỏ làm giảm chảy máu.
- Theo dõi kịp thời xử lý gà bị chảy máu nhiều, tránh dồn bắt xáo động đàn trong vài tuần mới cắt mỏ.