Hiện nay vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh cúm gia cầm và cách duy nhất để phòng bệnh là tiêm phòng vắc xin. Một phương pháp phát triển vắc-xin mới được kỳ vọng sẽ giúp các nhà khoa học phát triển vắc-xin cho các chủng cúm gia cầm mới đang xuất hiện nhanh hơn. Điều này có thể làm giảm số lượng và cường độ của các đợt bùng phát cúm gia cầm quy mô lớn và hạn chế sự lây lan sang người. Nó cũng có thể cung cấp vắc xin cúm mới cho lợn, cừu và các động vật nuôi khác.
Sử dụng vaccine

Phòng bệnh cúm gia cầm trên gà do virus cúm gia cầm H5N1 nhánh 1 (clade 1); nhánh 2.3.2 a gây ra. Phòng bệnh cúm gia cầm trên vịt, ngan do virus cúm gia cầm H5N1 nhánh 1 (clade 1), nhánh 2.3.2 a và virus cúm gia cầm H5N1 thể độc lực cao nhánh 2.3.2 b.
Cách dùng và liều lượng vaccine
Theo nội dung văn bản hướng dẫn, để vaccine phòng chống cúm gia cầm đạt hiệu quả cao. Thì vaccine phải sử dụng cho gà, vịt khỏe mạnh. Khi tiêm phải tiêm bắp hoặc tiêm dưới da ở vị trí 1/3 phía dưới, sau cổ.
Văn bản cũng quy định rõ, đối với gà từ mẹ chưa tiêm vaccine phải được tiêm lúc 14 – 21 ngày tuổi tiêm 1 liều 0,5 ml/con; trường hợp gà từ mẹ đã tiêm vaccine thì sẽ tiêm 1 liều 0,5 ml/con lúc 21 – 28 ngày tuổi và cứ 4 tháng tiêm nhắc lại 1 liều; Gà giống, gà đẻ tiêm 1 liều 0,5 ml/con và tiêm nhắc lại sau 6 tháng. Riêng đối với vịt từ 14 – 35 ngày tuổi tiêm 1 liều 0,5 ml/con và tiêm nhắc lại sau 14 – 21 ngày với liều lượng gấp đôi, còn vịt trên 35 ngày tuổi mới tiêm thì tiêm 1 liều 1 ml/con.
Đánh giá khả năng bảo hộ chống lại bệnh cúm gia cầm bằng phương pháp thử thách cường độc cho thấy có sự khác nhau có ý nghĩa về tỷ lệ bảo hộ ở gà, vịt được miễn dịch do tiêm vacxin và miễn dịch do kháng thể bị động truyền qua trứng từ gà mẹ có miễn dịch.
Ở gà được tiêm vacxin có hiệu giá kháng thể phát hiện bằng phản ứng HI ở mức ≥ 4log2. Tất cả đều có khả năng bảo hộ 100%. Trong khi đó ở cùng mức hiệu giá kháng thể này. Nhóm gà nhận được kháng thể bị động từ mẹ chỉ bảo hộ được 46.6%.
Hiện tượng này cũng được ghi nhận ở vịt với sự khác nhau giữa nhóm vịt được tiêm vắc xin. Nhóm vịt nhận kháng thể từ mẹ, mặc dù ở ngưỡng hiệu giá kháng thể HI giống nhau. Do vậy trong những trường hợp khẩn cấp, ở các vùng dịch đe dọa. Vacxin Navet- Fluvac 2 có thể tiêm cho gia cầm ở 7 ngày tuổi thậm chí sớm hơn.
Những vấn đề cần chú ý

Vaccine trước khi tiêm phải được bảo quản ở 2 – 80C; tránh ánh nắng mặt trời và sử dụng trong thời gian 12 tháng kể từ ngày sản xuất. Đặc biệt, trước khi tiêm phòng phải kiểm tra vaccine, loại bỏ lọ vỡ, lọ bị đóng băng; có vẩn đục hoặc bị phân lớp… đối với vaccine đạt yêu cầu phải lắc kỹ trước khi tiêm, thường xuyên thay kim tiêm. Đồng thời, lọ vaccine chỉ sử dụng trong vòng 24 giờ sau khi mở nắp. Đối với gà, vịt đã tiêm phòng vaccine thì không được sử dụng trong vòng 14 ngày sau khi tiêm.
Sử dụng phòng bệnh cho gia cầm khỏe mạnh, không dùng cho gia cầm đã nhiễm bệnh hoặc yếu. Không để đóng băng. Khi tiêm phải dùng bơm kim tiêm khử trùng. Đầu kim phải được thay kịp thời, tốt nhất dùng loại kim tiêm một lần. Chai lọ đã sử dụng, vaccine còn sót lại và các dụng cụ phải được khử trùng hoặc hủy bỏ theo quy định. Phải áp dụng các biện pháp an toàn cần áp dụng khi tiêm vaccine. Vaccine do cơ quan thú y cung cấp và phải do nhân viên thú y tiêm.