Để có một con gà chọi đẹp khỏe mạnh, chúng ta cần biết chọn cách lai tạo giống sao cho chuẩn. Lai tạo giống đúng cách sẽ tạo ra những lứa gà chọi mạnh mẽ, kỹ năng tốt và có cơ thể dẻo dai. Vậy hiện nay đã có những cách lai tạo giống nào cho gà chọi hay chưa? Phương pháp lai tạo nào là hiệu quả mà người nuôi gà chọi cần biết? Sau đây, hãy cùng wwassets.com tìm hiểu ngay về những phương pháp lai tạo giống gà chọi trong bài viết bên dưới nhé.
Phương pháp lai tạo giống gà chọi cận huyết
Lai cận huyết là phương pháp lai giữa các thành viên có quan hệ huyết thống gần gũi. Cụ thể phương pháp này như sau:
- Lai giữa anh em ruột cùng bầy 25% (cận huyết sâu)
- Lai giữa anh em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha 12.5% (cận huyết vừa)
- Lai giữa bác trai cháu gái hay bác gái cháu trai 12.5% (cận huyết vừa)
- Lai giữa ông cháu hoặc bà cháu 12.5% (cận huyết vừa)
- Lai giữa anh em họ 6.3% (cận huyết nhẹ)
Qua số liệu trên thì bạn có thể chọn phần trăm cận huyết mà bạn muốn áp dụng để nuôi gà của mình. Bạn cũng cần lưu ý mục đích của phương pháp lai này là để ổn định gen tổng hợp. Đồng nghĩa với việc càng lai cận huyết sâu thì gen đồng hợp càng ổn định.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng đem lại những kết quả không mong muốn. Như phát sinh một số cá thể dị tật ở mỏ, con ngươi bất thường, tật ngực, vẹo ngón và lưng. Vì thế, khi chăn nuôi chúng thì người nuôi cũng phải trang bị cho mình thêm những kiến thức trị bệnh cho gà với phương pháp này.
Phương pháp lai xa cho gà chọi
Lai xa là phương pháp lai giữa gà không có quan hệ huyết thống gần gũi, trái ngược với phương pháp lai cận huyết. Phuong pháp lai xa thường được áp dụng để kết hợp những dòng gà giống chất lượng. Có 3 phương pháp lai xa để tạo ra chiến kê:
- Lai trực tiếp: Hai dòng gà thuần được pha với nhau
- Lai ba dòng: Nếu bạn có dòng gà Mỹ Hatch đá cựa tốt bạn muốn kết hợp với sự mạnh mẽ-đòn lớn của gà peru và sự khôn ngoan của gà asil thì bạn lai giữa mái peru lai mỹ và trống asil
- Lai bốn dòng: pha hai bầy lai trực tiếp với nhau. Chẳng hạn pha giữa Hatch-Claret với Kelso-Roundhead
Nhưng phương pháp có nhược điểm là chuyển giao những tính trạng xấu. Những tính trạng tốt thường là kết quả của lai xa nhưng hông thể di truyền. Vì thế bạn nên sử dụng phương pháp lai cận huyết. Nhưng chúng ta cúng phải biết chọn lọc những cá thể tốt và loại bỏ cá thể xấu, dị tật.
Một số cách lai tạo gà đá cựa khác
Ngoài hai phương pháp phổ biến nhất là lai cận huyết và lai xa thì còn có một số phương pháp lai khác áp dụng hiệu quả đối với cả gà thịt. Ví dụ như lai dựa, lai quần và cải thiện, lai cuốn… Các phương pháp được kể dưới đây thường gặp ở các trang trại gà thịt hoặc nuôi gà với mô hình nuôi gà chọi lấy thịt quy mô nhỏ ngay tại nhà.
Lai dựa
Phương pháp lai gần giống với lai xa nhưng khác ở một điểm là chỉ lấy giống gà trống từ một nguồn duy nhất. Có nghĩa là chỉ sử dụng giống gà trống từ một nhà chuyên lai tạo giống mà thôi.
- Ưu điểm: Cải thiện dần được tính trạng gà phụ thuộc vào dòng gà của nhà lai
- Nhược điểm: Phải loại bỏ hết gà trống của mình và chất lượng dòng gà phụ thuộc vào người khác.
Lai quần
Phương pháp này gần như không đòi hỏi quá khắt khe. Chỉ yêu cầu về tỷ lệ số lượng giữa gà trống và gà mái. Thường là 20 trống ghép với 180 – 200 con gà mái là hợp lý nhất. Đây cũng là cách được nhiều trại nuôi áp dụng nhất. Với phiên bản nhỏ hơn cho vườn nhà thì duy trì tỷ lệ là 1 trống và 5 – 12 mái.
Lai cuốn
Là cách lai tạo bằng phân chia nhóm: gà mái tơ với trống trưởng thành và gà mái trưởng thành với gà trống tơ. Phương pháp này hỗ trợ cải thiện rất tốt các tính trạng và đem đến sự đa dạng về gen sau mỗi mùa sinh sản. Tỷ lệ đối với cách lai cuốn này thường là 1 trống – 10 mái.