Để trở thành một con gà chọi đem lại nhiều chiến thắng trước mọi đối thủ không phải tự nhiên mà có được. Từ một con gà đá tơ phải trải qua quá trình nuôi dưỡng, tập luyện, chế độ dinh dưỡng có khoa học mới trở thành đối thủ đáng gờm của những con gà khác. Điều này yêu cầu người nuôi phải có nhiều kinh nghiệm nuôi, bỏ ra thời gian tìm hiểu và lên kế hoạch kỹ lưỡng. Từ một con gà mộc trở thành một chú gà chiến không phải là điều dễ dàng, nhưng đừng lo, những lưu ý trong cách nuôi gà đá tơ dành cho các kê sư còn non kinh nghiệm đều được cung cấp trong bài viết này.
Gà đá tơ có chế độ dinh dưỡng như thế nào?
Cách chăm sóc gà chọi tơ sớm có bản lĩnh gan lì đá hay, đòn giỏi mà không biết các cách ở dưới đây thì đúng là thiếu sót. Gà tơ sẽ bắt đầu tập gáy ở tháng thứ 8 nên ở trong giai đoạn này cần có một chế độ dinh dưỡng kết hợp với luyện tập ở mọi mặt. Để bổ trợ cả về thể chất lẫn kỹ năng cho gà chiến. Muốn có gà tốt thì cần phải thực hiện nghiêm ngặt chế độ dinh dưỡng và luyện tập theo các bước dưới đây. Cách chăm gà chọi tơ thông thường có các lưu ý trong các khía cạnh. Như: dinh dưỡng, luyện tập kết hợp với om bóp, phòng và trị một số bệnh thường gặp ở gà.
Sau quá trình thực hiện cách chọn gà chọi tơ thông qua nòi giống, tướng tá, kỹ năng ra đòn, thế đá thì sẽ bắt đầu với quá trình nuôi và chăm sóc. Để gà tơ có đủ thể lực để trải qua chế độ luyện tập khắc nghiệt. Thì lượng dinh dưỡng cung cấp cho gà đá. Phải đảm bảo đủ chất, đủ bữa và đúng thời gian. Nếu gà tơ mập cho ăn 2 bữa/ngày vào 8h sáng và 5h chiều. Nếu gà ốm cho ăn 3 bữa/ngày vào 8h sáng, 5h chiều và 10h tối. Thành phần chế độ dinh dưỡng trong cách nuôi gà tơ thường có:
- Thóc, lúa được đãi sạch, phơi khô
- Rau xanh: xà lách, giá đỗ và rau muống
- 2- 3 ngày cho ăn thêm mồi tươi: thịt bò, sâu superworm, dế, lươn, trạch nhỏ, cá chép…Vitamin: A, K, C, B1, B12
Chế độ luyện tập dành cho gà đá tơ
Từ một con gà mộc, để trở thành một con gà có. Đủ thể chất chinh chiến (vừa rắn chắc về cơ bắp, vừa dẻo dai về sức bền và phải có lực bật tức thời). Đòi hỏi người chơi phải công phu lắm. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng chính là chế độ luyện tập để rèn luyện thể lực. Đối với gà tơ thì thường bắt đầu từ những bài tập nhẹ nhàng kết hợp với om bóp. Quá trình luyện tập trong cách nuôi gà chọi tơ được bắt đầu như sau:
Cách cắt tai tích cho gà ở giai đoạn 1
Gà chọi đến tuổi thì cần phải cắt tai, hay còn gọi là cắt tích. Điều này không chỉ giúp gà chọi trông đẹp hơn. Mà còn giúp cho chúng tránh tổn thương khi giao đấu. Việc cắt tai cho gà rất qua trọng. Bởi nó giúp cho gà chọi đánh tốt hơn. Khi giao chiến gà không bị vướng mào và tai. Phần đầu gọn gàng cũng là một lợi thế để gà chọi đá tốt hơn.
Sáng sớm tắm, rửa và phun nước chè đặc trước khi cho gà tắm nắng sớm trong khoảng 2h. Thì cho vào chỗ mát nghỉ ngơi. Gà sau khi được cắt tai tích thì cho chạy lồng 2 lần/ngày sáng và chiều, mỗi lần 30 phút. Sau khi gà lành vết cắt tích thì cho nhảy chân 15 phút. Tiếp đó cho nghỉ ngơi 2 ngày để chuẩn bị om bóp. Sau 1 tuần, thì tiếp tục cho gà nhảy lần 2 trong thời gian 20 phút. Kết hợp cùng om bóp và chạy lồng. Cho nghỉ 2 ngày.
Phương pháp vần, om bóp huấn luyện cho gà ở giai đoạn 2
Các kỳ vần được thực hiện đều đặn sẽ giúp cho gà tơ có lực, gà tơ mau sung nhanh hơn bao giờ hết. Các bài tập được chia sẻ dưới đây đều có thể áp dụng trong cách nuôi gà đòn tơ, gà tre tơ. Kết hợp với các bài tập sẽ là việc thực hiện cách thúc mồi cho gà đá để đảm bảo gà đủ lực để thực hiện các kỳ vần. Nên cho gà ăn thịt bò, dế và tắm rửa cho gà chọi theo định kỳ 2-3 ngày/ lần.
8 ngày sau cho nhảy lần 3 trong thời gian 2 hồ (mỗi hồ 20 phút) và nghỉ 4 ngày sau om bóp. Chạy lồng 15 ngày sau cho gà vần hơi 90 phút cho nghỉ 2 ngày sau om chườm. 2 ngày sau chạy lồng, 10 ngày tiếp cho vần đòn 3h nghỉ. 5-7 ngày sau om chườm, kết hợp cùng vào nghệ. 21 ngày tiếp vần hơi 150 phút cho nghỉ 4 ngày, 18 ngày cuối thì bắn chân ra chiến. Kết thúc luyện tập thì gà tơ đã được mài dũa về sức bền, thể lực và khả năng chịu đòn. Cuối cùng là sẵn sàng lâm trận với đối thủ trên đấu trường mà thôi. Hoặc cũng có thể om gà chuẩn bị thi đấu thì cũng được càng giúp gà mau sung hơn.
Trong quá trình nuôi gà đá tơ nên lưu ý
Trong cách nuôi gà vào chế độ đá nên kết hợp với om bóp nghệ là hợp lý. Thế nhưng không nên thực hiện việc om bóp khi gà quá gầy hoặc đang gặp vấn đề về sức khỏe. Bởi như vậy sẽ khiến cho gà yếu ớt hơn rất nhiều hay nói chính xác là gà bị suy. Vậy cách nuôi gà bị suy hoặc chăm sóc gà ốm trong quá trình luyện tập như thế nào? Nếu thấy hiện tượng gà bị suy hoặc bị rót trong khi luyện tập thì phải giảm dần các bài tập. Đồng thời, bổ sung thêm lượng vitamin, tăng lượng mồi để tăng cường sức lực cho gà chiến. Không nên để cho gà tập quá sức đặc biệt là gà tơ vì dễ làm hỏng gà.
Bên cạnh 2 yếu tố trong cách nuôi gà đá tơ được chia sẻ ở trên thì cũng nên chú ý đến các biện pháp phòng tránh một số loại bệnh thường gặp ở gà như tụ huyết trùng, newcastle, cúm gà… Cho nên cần thường xuyên thực hiện các biện pháp phòng và chữa bệnh cho gà để tạo ra môi trường thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển tốt nhất.