Chăn nuôi gia cầm luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh. Vì vậy trong quá trình nuôi gà cần phải tiêm phòng cho gà. Vấn đề là các nhà chăn nuôi không phải lúc nào cũng yêu cầu bác sĩ thú y tiêm phòng cho gà của họ. Vì vậy, việc hiểu rõ cách tiêm phòng cho gà là rất quan trọng đối với người chăn nuôi. Nếu loại gia cầm nhỏ, hãy véo da cổ bằng hai ngón tay cái và ngón trỏ, dùng kim chọc vào da giữa các ngón tay từ đầu đến thân và ấn pít-tông đến kích thước thích hợp. Gia cầm lớn: Có thể tiêm dưới lớp da mỏng ở cổ, bụng hoặc cánh của con vật, chỉ cần cố định con vật và không di chuyển trong khi tiêm.
Những cách tiêm cho gà
Cách tiêm thuốc cho gà đúng cách, kết hợp với việc sử dụng bơm tiêm thú y tự động sẽ tăng hiệu suất, tiết kiệm tối đa thời gian và công sức. Dưới đây là hướng dẫn 2 cách tiêm thuốc cho gà đúng cách được đúc kết từ kinh nghiệm của các bác sĩ thú y công ty Hoài Yến.

Đối với gà con
Cách tiêm dưới da này áp dụng cho những gia cầm cỡ nhỏ tiêm tại vùng cổ, bụng, cánh. Trước khi tiêm cần lưu ý khử trùng kim tiêm thật kỹ, cần lắc thuốc đều tay đảm bảo thuốc tan hết và không bị lắng. Khi tiêm cần lưu ý thực hiện 3 bước sau:
Bước 1: Lấy 2 ngón tay cái và trỏ nhúm da tại cổ gà.
Bước 2: Dùng kim tiêm chọc theo chiều từ đầu xuống thân vào phần da đã nhúm sẵn trước đó.
Bước 3: Dùng tay đẩy pit-tông nhẹ nhàng và đều tay cho tới khi thuốc được bơm vào hết cơ thể gà.
Khi tiêm xong bà con sẽ thấy vùng được tiêm phồng lên do thuốc vào cơ thể gà chưa truyền đi hết, sau một thời gian ngắn chừng 1-3 phút thuốc sẽ được truyền đi và vùng da trở lại trạng thái ban đầu. Tham khảo các loại xi lanh dùng trong thú y.
Đối với gà trưởng thành
Tiêm bắp cho gà gồm 3 bước cơ bản:
Bước 1: Bà con dùng tay để xác định vùng bắp thịt dưới diều 1 – 3cm tùy vào trọng lượng của vật nuôi hoặc vùng bắp thịt tại vùng đùi gần bụng.
Bước 2: Chọc mũi kim vào vùng bắp thịt này theo góc nghiêng 45 độ.
Bước 3: Đẩy pit-tông hết kích cỡ, dùng ngón tay ấn mạnh vào vị trí tiêm trong 3 – 5 giây để thuốc không theo kim ra ngoài sau khi rút kim ra.

Những lưu ý khi tiêm phòng
Sau khi tiêm vắc-xin, vật nuôi có thể bị phản ứng do các chất phụ trong vac-xin; tiêm vào cơ thể đang nung bệnh hoặc tiêm sâu vào bắp thịt. Phản ứng cục bộ tại chỗ tiêm là sưng, nóng, đau… Sau một thời gian phản ứng này sẽ mất. Nếu có phản ứng cục bộ cần xử lý bằng cách chườm nước nóng tại vị trí tiêm.
Trường hợp nơi tiêm bị nhiễm trùng gây áp-xe mủ thì phải điều trị bằng kháng sinh. Tiêm vacxin còn có thể gây phản ứng dị ứng (phản ứng xảy ra nhanh sau khi tiêm). Vật nuôi thể hiện sốt, run rẩy, nôn mửa, thở gấp, nổi mẩn trên mặt da . Nếu phản ứng ở mức độ nhẹ thì sau một thời gian sẽ hết; nếu phản ứng ở mức độ nặng thì vật nuôi có thể bị chết.
Để tránh phản ứng ở mức độ nặng thì phải chú ý đến liều lượng tiêm, thể trạng vật nuôi. Khi có hiện tượng dị ứng nên sử dụng các loại thuốc chống dị ứng như Epharin, Adrenalin. Hy vọng hướng dẫn tiêm thuốc cho gà đúng cách từ các chuyên gia của chúng tôi. Bà con sẽ tự thực hiện việc tiêm thuốc hay vác xin cho gà một cách an toàn.