Thời điểm chuyển mùa khiến thời tiết thay đổi đột ngột như nắng gắt, mưa, ẩm ướt khiến đàn gia súc, gia cầm không kịp thích nghi, sức đề kháng giảm sút. Độ ẩm trong không khí cao là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển và gây bệnh cho vật nuôi. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho đàn gà nuôi theo mùa và nâng cao sức đề kháng, bà con cần thực hiện một số biện pháp phòng bệnh cho chúng. Dưới đây là kỹ thuật phòng bệnh mùa cho gà thịt được áp dụng hiệu quả nhất là trong thời điểm chuyển mùa. Hãy cùng theo dõi bài viết để xem các phương pháp đó nhé!
Xây dựng và vệ sinh chuồng trại hợp lý
Thời điểm giao mùa, thời tiết diễn biến phức tạp là điều kiện thuận lợi để phát sinh dịch bệnh. Người nuôi cần chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống bệnh. Để đảm bảo đàn vật nuôi luôn khỏe mạnh. Xây dựng chuồng trại ở nơi cao ráo, bằng phẳng. Hướng thích hợp để tránh được gió lùa và ánh nắng mặt trời trực tiếp.
Chuồng trại phải được vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo cung cấp đủ ôxy và tạo độ thông thoáng. Tăng cường vệ sinh, giữ cho chuồng nuôi luôn khô ráo, phun thuốc sát trùng chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi. Chất thải được xử lý bằng các biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường. Sát khuẩn định kỳ xung quanh khu vực chuồng nuôi để hạn chế tối đa sự tồn tại của mầm bệnh.
Tiêm phòng định kỳ cho gà
Áp dụng các phương pháp phòng và điều trị bệnh tốt nhất như tiêm phòng các loại vaccine chống dịch cúm. Đặc biệt với loại gà bán thả vườn thì cần cẩn thận phòng chống bệnh cầu trùng trước khi thả gà. Bên cạnh đó cần tiêm vaccine cho gà đúng lịch, đủ liều. Chọn giống có nguồn gốc rõ ràng, cơ sở có uy tín. Cho gà ăn thức ăn sạch cung cấp đầy đủ các chất khoáng, vitamin, chất đạm, kết hợp các loại rau xanh, dễ tiêu. Đầy đủ chất dinh dưỡng, phù hợp theo lứa tuổi. Cho vật nuôi uống nước sạch, đủ nước, hạn chế nước vương vãi ra nền chuồng. Vệ sinh sạch sẽ từ chuồng trại, máng ăn.
Theo dõi sức khỏe định kỳ
Cung cấp thức ăn, nước uống sạch sẽ, dễ tiêu, phù hợp với lứa tuổi của đàn vật nuôi. Bổ sung điện giải Bcomlex, vitamin, men tiêu hóa nhằm nâng cao sức đề kháng cho con vật. Đối với lợn con tập ăn và gà con ở giai đoạn úm. Tốt nhất nên sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh để đảm bảo đủ dinh dưỡng. Với trâu bò, dê cừu cần cân đối lượng thức ăn thô xanh và thức ăn tinh. Chủ động nguồn thức ăn thô xanh bằng biện pháp dự trữ rơm khô. Ủ chua thức ăn xanh nhằm đáp ứng nhu cầu thức ăn cho con vật trong thời điểm khan hiếm cỏ.
Những ngày nhiệt độ xuống thấp, trời lạnh cần cho con vật uống nước ấm. Thực hiện tốt quy trình úm cho vật nuôi giai đoạn nhỏ. Với bê nghé non cho đi chăn thả muộn, cho về sớm.
Đồng thời cần vệ sinh luôn khu vực lân cận để không ảnh hưởng tới sức khỏe gà. Thường xuyên theo dõi sức khỏe đàn vật nuôi. Phát hiện sớm vật nuôi bị ốm để cách ly, điều trị, xử lý kịp thời, tránh lây lan. Đặc biệt với các bệnh đường hô hấp và tiêu hóa. Cần chủ động cho gà uống thuốc ở liều phòng bệnh khi thời tiết thay đổi. Khi có vật nuôi bị ốm, chết cần báo ngay cho thú y địa phương để được hướng dẫn xử lý kịp thời.