Mô hình chăn nuôi gà hiện nay ở nước ta rất phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy, ngày càng nhiều gia đình quyết định chuyển đổi chăn nuôi sang mô hình này. Tuy nhiên, để thu được hiệu quả cao cần nắm được kỹ thuật nuôi gà ta chính xác. Nhiều chuyên gia cho rằng, nuôi gà ta không quá khó nhưng cần nắm được “kỹ thuật” nuôi gà: từ khâu chọn “con giống” đến khẩu phần ăn, quy mô chuồng trại, các biện pháp kỹ thuật, cách phòng trị bệnh cho gà? Kỹ thuật chăn nuôi gà trong bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn có đàn gà khỏe mạnh và cho năng suất cao.
Ưu điểm của mô hình chăn nuôi gà ta
Mô hình nuôi gà ta trong nhiều năm qua đã giúp nâng cao đời sống của người dân hơn rất nhiều. Rõ ràng, công việc chăn nuôi này không quá khó khăn và phức tạp nhưng cũng cần phải nắm được kỹ thuật nuôi gà ta cơ bản.
Nuôi gà ta có rất nhiều lợi thế. Đầu tiên giống gà này có sức đề kháng cao, phù hợp với điều kiện môi trường nhiệt đới. Bà con có thể dễ dàng tận dụng chăn nuôi thả vườn hoặc xây dựng nuôi theo mô hình trang trại. Đặc biệt, thức ăn của giống gà cũng là từ nguồn có sẵn: thóc, rau, giun, dế, cỏ…Cũng bởi vậy nên tiết kiệm được tối đa chi phí chăm nuôi ban đầu.
Thịt gà ta cũng là thực phẩm được thị trường đón nhận tích cực. Chất lượng thịt được đánh giá ngon hơn: thịt săn chắc, ngọt hơn so với nhiều giống gà được nuôi công nghiệp khác. Cùng với đó, người nuôi còn tận dụng phân gà để làm phân bón cho cây trồng giúp gia tăng năng suất rất tốt.
Tỷ lệ sống và phát triển của giống gà ta đạt từ 80 -95%. Chỉ sau 3 tháng, gà có thể đạt được đến trọng lượng 1.5 – 2kg. Phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.
Kỹ thuật nuôi gà ta
Kỹ thuật nuôi gà ta rất được chú trọng, đặc biệt là đối với những hộ nuôi nhằm mục đích kinh doanh. Sau đây là những điều cần chú ý khi chăm sóc và nuôi dưỡng đàn gà giúp bà con đạt được năng suất cao nhất.
Kỹ thuật úm gà
Khi xây dựng mô hình chăn nuôi gà ta người nuôi phải lưu tâm ngay từ bước đầu phát triển con giống. Nói cách khác khi gà còn đang ở giai đoạn úm cũng cần phải đảm bảo những yếu tố nhất định:
- Chuồng trại phải được vệ sinh sạch sẽ, sát trùng thường xuyên.
- Có nguồn điện đủ để sưởi ấm cho gà con.
- Thức ăn: Lượng thức ăn tăng dần từ 1 – 3 tuần tuổi. Chia phần ăn thành nhiều bữa và không nên để thức ăn thừa dư nhiều lại để gà ăn.
- Nền sàn nên thêm cát, vỏ trấu hoặc rơm rạ để gà không bị khô chân.
Mật độ nuôi trong chuồng
Mô hình chăn nuôi gà ta để phát triển tốt thì mật độ nuôi cũng rất quan trọng. Số lượng mỗi con gà trong chuồng phụ thuộc vào số ngày tuổi, thời tiết. Chẳng hạn: Mùa đông gà con từ 1 – 10 ngày tuổi thì mật độ hợp lý là 40- 50con/m2. Mật độ này sẽ giảm dần đi, đến lúc thành gà dò sẽ là 10 -15con/m2. Mùa hè nóng hơn thì sẽ giảm đi 10% số lượng gà so với mùa đông. Nhiệt độ sưởi ấm cho gà: từ 30 -32 độ C dùng cho gà từ 1-3 tuần tuổi, nhiệt độ sẽ được giảm dần theo sức tăng trưởng của gà.
Quan sát sự thay đổi của gà để tăng giảm nhiệt độ cho phù hợp. Nếu thấy ở gần nguồn nhiệt là thiếu nhiệt, tản ra xa nguồn nhiệt nằm bẹp há niệng là do nhiệt độ nóng quá. Gà đi lại nhanh nhẹn, ăn uống bình thường là nhiệt độ đã phù hợp. điều chỉnh nhiệt độ bằng cách nâng, hạ bóng hoặc giảm cường độ ánh sáng. Thay độn chuồng thường xuyên, tránh hiện tượng ướt chuồng gây nhiễm khuẩn bệnh tật cho đàn gà.
Thời gian chiếu sáng cho gà là 24/24h đối với gà từ 1-10 ngày tuổi, sau đó giảm dần mỗi tuần 20 – 30 phút/. Cường độ ánh sáng thay đổi theo độ tuổi của gà. Mùa đông cần bổ sung ánh sáng để kích thích gà ăn nhiều đẻ sớm, đẻ rộ hơn.
Cách thức nuôi
Kỹ thuật nuôi gà ta thì gà con úm cần nên ở trong chuồng nuôi sẵn. Thức ăn sẽ là gạo, cám công nghiệp. Gà từ 20 ngày tuổi trở lên có thể cho làm quen dần với môi trường ngoài. Sau đó có thể chọn nuôi gà thả hoặc bán chăn thả.
Phương pháp phòng bệnh
Phòng bệnh cho gà rất quan trọng. Bởi vậy phải chú ý vệ sinh chuồng trại, tiêm phòng cho gà theo định kỳ. Điều này để đảm bảo tránh được dịch bệnh.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi. Chúc bạn thành công!