Công nghệ chăn nuôi gà thịt hiện đại là một vấn đề làm đau đầu nhiều người chăn nuôi trong những năm qua. Gà ác là giống gà nội được nuôi phổ biến ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và miền đông Nam bộ. Hiện nay ở miền Bắc đã được nuôi và sử dụng rất phổ biến. Đây là loại gà chứa nhiều chất dinh dưỡng, có thể dùng làm thuốc bồi bổ sức khỏe. Hiện nay, thị trường tiêu thụ gà thịt rất lớn, tiềm năng kinh tế rất lớn, nhiều người đã mạnh dạn đầu tư nuôi gà thịt. Vậy kỹ thuật nuôi gà ác như thế nào để đạt hiệu quả? Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ giúp ích rất nhiều cho bà con trong việc nuôi gà ác.
Cách chọn giống

Giống luôn là yếu tố đầu tiên quyết định tới hiệu quả mô hình nuôi của bất cứ con vật nào. Đặc biệt với gà ác, giống lại càng quan trọng. Bởi nhu cầu thị trường cần có những con gà ngon; mập ngay từ khi chúng còn nhỏ cho những món ăn đặc sản. Do đó, nên chọn những con gà còn khỏe mạnh, nhanh nhẹn, mắt sáng, bụng gọn, lông bông mượt, chân mập, trọng lượng gà đạt 20 -22g. Tránh chọn những con vẹo mỏ, khèo chân, hở rốn, khô chân, có dấu hiệu lạ.
Chú ý khi thiết kế lồng úm gà con
Bà con chú ý lồng úm nuôi 100 con gà ác cần có chiều dài 2m, rộng 1m và cao 0,5m. Lồng úm để đứng trên chân cao 0,4m hoặc cách nền 0,1m. Dưới đáy có lót bằng lưới ô vuông có kích thước cỡ 1cm2. Như vậy, lồng vừa thoáng mát, sạch sẽ, phù hợp với điều kiện phát triển của gà con.
Do khích thước của gà ác tương đối nhỏ nên khi nuôi cần chú ý đến khoảng cách của khe sàn tránh để gà bị lọt suống sàn. Giống gà ác có khả năng chịu nóng tốt nhưng khả năng chịu rét lại rất kém. Vì vậy khi nuôi gà ác vào vụ đông xuân cần chú ý che ấm cho gà.
Kỹ thuật chăn nuôi gà đạt hiệu quả cao
Khi úm gà, bà con phải nhớ luôn vệ sinh và sát trùng chuồng úm, máng ăn, máng uống 5-7 ngày trước khi đưa gà vào nuôi úm. Lót sàn chuồng úm bằng giấy báo suốt 3 ngày đầu và thay giấy mỗi ngày. Như vậy, mới đảm bảo môi trường nuôi gà sạch sẽ và an toàn.
Trong quá trình nuôi cũng phải thường xuyên chú ý đến nhiệt độ của lồng úm và thân nhiệt của gà con. Cần dùng 1 bóng đèn 75W (hay đèn dầu lớn) cho 1m2 chuồng úm trong suốt tuần đầu và che xung quanh chuồng úm.
Điều chỉnh nhiệt sưởi ấm trong thời gian úm sao cho phù hợp nhất. Nếu gà con 1 ngày đến 1 tuần tuổi thì bà con cần khoảng 34-35 độ C cho gà. Từ 1 – 2 tuần là giảm nhiệt độ xuống còn khoảng 30-31 độ C. Từ 2 – 3 tuần là 28-29 độ C. Nhiệt độ trong phòng để chuồng úm bà con nên giữ điều hoà trong cả quá trình chăn nuôi. Khoảng 25-28 độ C cả ngày lẫn đêm.

Cần sử dụng 100% thức ăn công nghiệp cho gà ăn và cho ăn tự do từ 1 ngày tuổi đến khi xuất bán (5 tuần tuổi), với công thức thức ăn như sau: năng lượng 2.950-3.000 Kcal, đạm 22-24%, canxi 1%, photpho 0,53%.
Cách phòng bệnh cho gà ác
Trong quá trình chăn nuôi, bà con cần lưu ý phải thường xiêm tiêm vacxin phòng bệnh cho gà. Thường xuyên theo dõi tình trạng đàn gà để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời. Nếu gà từ 3-5 ngày tuổi cần phải ngừa dịch tả. Bằng cách dùng thuốc IB 1 liều/con, nhỏ vào mắt. Nếu gà từ 7-10 ngày tuổi ngừa bệnh Gumboro 1 liều/con nhỏ vào mắt.
Khi gà có độ tuổi gà hơn thì càng phải chú ý khi dùng thuốc. Nếu không sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thịt của gà. Gà từ 10-12 ngày ngừa bệnh 1 liều/con tiêm xuyên màng cánh của gà. Nếu tuổi từ 14-18 ngày ngừa bệnh bằng Gumboro 1 liều/con nhỏ mắt hoặc uống. Và khi gà 21 ngày tuổi thì ngừa dịch tả + IB 1 liều/con nhỏ mắt.
Bà con có thể phòng ngừa bệnh cầu trùng bằng một trong các loại thuốc sau: Anticoc, Avicoc hay ESB với liều 1g/lít vào các thời điểm gà 10-13 ngày và 18-20 ngày tuổi. Chỉ cần pha nước với vitamin 3-5 ngày/tuần cùng với một trong các loại thuốc: Vitaperos 0,2g/lít, Solminvit 0,5g/lít, Vitalytes 0,75g/lít… là đã đạt hiệu quả tốt cho gà. Ngoài ra, cũng có thể trộn thuốc trong thức ăn. Với liều trộn trong 1kg thức ăn gấp đôi liều pha trong 1 lít nước uống.