Tình trạng các loại bệnh ở thủy sản ngày một đa dạng và khó chuẩn đoán. Chính bởi vậy, nền kinh tế thủy sản có được chỗ đứng như ngày hôm nay đều là nhờ vào sự chăm chỉ của người nuôi thủy sản. Tuy nhiên, một trong những bệnh ở thủy sản phổ biến hiện nay là bệnh xuất huyết do virus ở cá trắm cỏ. Căn bệnh này liệu có nguy hiểm tới mùa vụ? Có kéo dài hay lây lan? Làm sao để nhận biết và có cho mình biện pháp phòng ngừa hợp lý?
Tất cả những thắc mắc, câu hỏi đều sẽ được giải đáp ngay tại bài viết này. Cùng đồng hành với Wwassets bạn nhé!
Virus xuất huyết ở cá trắm cỏ

Đầu tiên, mùa vụ xuất hiện các loại bệnh này thường xảy ra vào cuối xuân đầu hè và mùa thu. Tức từ tháng 3 cho đến tháng 5 dương lịch và tháng 8 tới tháng 10. Lúc này là lúc nhiệt độ nước dao động từ 2 tới 30 độC.
Căn bệnh xuất huyết ở cá trắm cỏ xuất hiện tại Việt Nam từ năm 1994 đến nay. Đây là loại virus gây bệnh nhưng chỉ gây bệnh trên những loại cá sau:
- Cá trắm cỏ
- Cá trắm đen
Đúng vậy, các loại cá khác đều chưa ghi nhận căn bệnh này.
Làm sao để nhận biết được bệnh?
Để nhận biết được căn bệnh này, bạn hãy quan sát dựa vào những dấu hiệu sau:
- Cá có màu tối sẫm
- Cá nổi lờ đờ trên mặt nước
- Nếu bệnh nặng có thể xuất hiện tình trạng mắt lồi và xuất huyết
- Mang nhợt nhạt
- Nắp mang và vây bị xuất huyết
Đối với cá giống, dấu hiệu sớm nhất sẽ như sau:
- Vây chuyển màu đen
- Bề ngoài thân màu tối đen
- Bên lưng xuất hiện 2 giải màu sọc trắng
- Cá bệnh nặng ngoài thân tối đen và xuất huyết hơi đỏ
- Xoang miệng, nắp mang, xung quanh, gốc vây và phần bụng biểu hiện xuất huyết
- Mắt lồi, tơ mang đỏ tím hoặc trắng nhợt do mất máu
- Hậu môn viêm đỏ
- Bệnh thường kết hợp với tình trạng viêm ruột do vi khuẩn làm co ruột bị hoại tử và sinh hơi
Dấu hiệu bên trong cá

Để chuẩn đoán chính xác hơn, các bạn có thể dựa vào những dấu hiệu xảy ra bên trong cá như sau:
- Tróc vẩy, lớp cơ dưới da có màu đỏ tím
- Các cơ quan nội tạng thấy ruột bị xuất huyết cục bộ hoặc màu đỏ thẫm
- Trong ruột không có thức ăn
- Gan xuất huyết có đốm trắng
- Xoang bụng có hiện tượng xuất huyết
Dạng bệnh có thể xảy ra
- Bệnh xảy ra ở dạng cấp tính
Đối với bệnh này, chỉ trong vòng từ 3 – 5 ngày. Tỷ lệ chết ở cá sẽ là 60 tới 100%. Ngoài ra, bệnh sẽ chủ yếu xảy ra ở cá giống lớn 4-25cm ( 0.3 – 0.4kg/com). Có trường hợp nghiêm trọng hơn nếu nuôi với mật độ dày!
Vì vậy, người nuôi sẽ tự hỏi phải làm sao để phòng ngừa và chữa trị cho chúng?
Cách phòng bệnh và chữa trị
Đầu tiên, bạn phải hiểu được rằng hiện nay bệnh vẫn chưa có thuốc để điều trị. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp như sau.
Đầu tiên cần phải cải tạo lại ao nước trước khi nuôi cá. Ngoài ra, không được quên thường xuyên cải thiện môi trường trong quá trình nuôi bằng vôi 2 lần/ tháng. Mỗi lần nên làm với liều lượng 2kg vôi/ 100m3 nước.
Khi vào mùa xuất hiện bệnh thì nên cho cá ăn thuốc Tiên Đắc hoặc KN-04-12. Mỗi đợt chỉ nên cho ăn 3 ngày liên tục cùng liều lượng sau:
- Cá giống 400g thuốc/ 100kg cá/ ngày
- Cá thịt với liều lượng 200g thuốc / 100kg cá/ ngày
Hoặc bạn cũng có thể sử dụng Vitamin C với liều lượng sau:
- 300g/ 100kg cá/ ngày