Nhờ vậy mà người chăn nuôi không phải mất nhiều thời gian, công sức cho việc vệ sinh chuồng trại, hạn chế tối đa dịch bệnh cho đàn gà, nhất là khi vụ thu đông và xuân hè, gà thường bị chết bệnh do trời rét và có mưa phùn ẩm ướt kéo dài. Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu một cách độn chuồng gà đơn giản để bà con chăn nuôi gà tham khảo và áp dụng. Nếu áp dụng đúng phương pháp này, bà con nông dân có thể hạn chế tối đa những tổn thất khi chăn nuôi gà thịt.
Các nguyên liệu dùng để độn chuồng gà

- Vật liệu dùng làm chất độn chuồng gồm: cát đen, trấu, vôi tả. Ba nguyên liệu này được kết hợp theo tỷ lệ: 50% trấu + 40% cát đen + 10% vôi bột.
- Cách rải nền độn chuồng: cát đen và vôi bột được đảo đều rồi rải trực tiếp xuống nền chuồng nuôi. Tiếp đến là phủ một lớp trấu dày trên cùng sao cho lớp các chất độn chuồng dày khoảng 5 -7 cm.
Trong phân gà luôn có một lượng nước tiểu. (Do cấu tạo của cơ thể gà lỗ niệu và hậu môn trùng nhau). Cho nên, khi gà thải phân, nếu không có chất độn có tác dụng thấm nước thì nền chuồng rất ẩm và mất vệ sinh. Do đó, quét dọn cũng mất rất nhiều thời gian, công sức. (Vì gà thải phân rất nhiều lần trong ngày).
Lợi ích của 3 loại vật liệu độn chuồng
Dùng 3 vật liệu này để làm nền độn chuồng. Vì cát có khả năng thấm nước rất tốt và lại mịn, êm, cho gà chạy nhảy. Trấu là chất làm tăng độ xốp cho nền cát khi bị ướt. Nó cũng làm nền thông thoáng, thoát nước nhanh và nhanh khô trong tự nhiên. Mặt khác, trấu còn là vật liệu có khả năng làm dính kết và che phủ phân gà tốt nhất. Qua thời gian ngắn, khi được gà đảo bới; nền chuồng này luôn bảo đảm khô ráo, sạch sẽ. Có được 10% vôi tả đưa vào nền độn chuồng sẽ diệt được vi khuẩn phát sinh trong phân gà. Cũng như khử bớt mùi hôi thối, hạn chế được cả vi khuẩn trong không khí xâm hại gà nuôi.
Mặt khác, với cách thiết kế nền độn chuồng như trên đã bảo đảm được nền chuồng không bị ẩm ướt khi gặp thời tiết nồm ẩm kéo dài. Đồng thời cũng rất ấm cho gà vào mùa đông lạnh giá. Kết thúc mỗi lứa gà, mới phải thu dọn nền chuồng để làm phân bón cho cây trồng và làm một nền chuồng khác tương tự. Trước khi bước vào nuôi một lứa mới.
Cách xử lý chất độn chuồng gà
Chất độn chuồng dùng nhiều hay ít phụ thuộc vào nền chuồng, thời tiết, số đầu gà, mức độ thông thoáng. Ngoài ra còn phụ thuộc quá trình chăm sóc nuôi dưỡng và thời gian nuôi. Thông thường phoi bào có thể đổ dày 15-20 cm và gà nuôi trên lớp phoi bào này cho đến 45-50 ngày tuổi. Không cần phải thay hoặc chỉ cần thay tại những nơi máng uống nước chảy ra đẫm ướt. Nếu lớp phoi bào dày chỉ được 8-10 cm thì sau 3-4 tuần ta phải thay lớp khác.

Vào mùa đông khí hậu khô ráo, nên có thể kéo dài thời gian sử dụng lớp độn chuồng thêm 1-2 tuần nữa vẫn tốt. Nhưng vào mùa mưa phùn, độ ẩm cao nền chuồng không thoát khỏi hơi nước. Vì thế thời gian sử dụng chất độn chuồng lại giảm đi 1-2 tuần. Tóm lại khi nào thấy chất độn chuồng bị ướt ta phải thay ngay. Gà không ưa ẩm ướt, thích khô ráo. Do đó thay chất độn chuồng vào lúc nào là tùy tình hình cụ thể của chuồng nuôi. Miễn sao chuồng và nền chuồng gà luôn luôn phải khô.