Chăn nuôi gia cầm lấy thịt là một bước thay đổi lớn trong tư duy và phương thức của người chăn nuôi Việt Nam. Ngày nay chăn nuôi không chỉ để tự cung tự cấp mà còn để tận dụng các phụ phẩm của nông sản. Hiện nay chăn nuôi đang là một nghề cho thu nhập cao đòi hỏi người chăn nuôi phải có kiến thức và khoa học thì mới có thể thành công được. Trong đó nuôi gà là cách chăn nuôi phổ biến nhất từ trước đến nay, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người nông dân.
Ngoài ra, những hộ chăn nuôi nhỏ cũng có thể nuôi gà. Vậy làm thế nào để nuôi gà lớn đều là câu hỏi mà bất cứ người nông dân nào cũng quan tâm. Hãy cùng mình điểm qua các kinh nghiệm nuôi gà giúp chúng lớn đều qua bài viết dưới đây nhé!
Gà mau lớn nhờ dinh dưỡng
Trọng lượng gà con mới nở có ảnh hưởng phần nào đến trọng lượng sau cùng của gà thịt. Nhưng tác động không nhiều lắm. Ngoại trừ khác biệt tính chất di truyền về giống. Nếu cùng một giống thì phần lớn cơ bản là do cách chăm sóc dinh dưỡng mà ra.
Qua nghiên cứu và theo dõi hiện nay, vì vòng đời của gà thịt ngắn (3-4 tháng). Nên sau 3 tháng gà sẽ tăng trọng chậm. Vì thế không còn cơ hội bù đắp cho sự thiếu hụt ban đầu.

Lưu ý giúp gà mau lớn
Do đó bà con nông dân cố gắng chú ý các điểm sau:
Giãn thưa gà thịt ra theo lứa tuổi của chúng để đủ chỗ ăn, uống và thông thoáng bên trong. Từ một ngày đến 2 tuần tuổi thì 1 m2 cho 100 con gà. Từ 2-4 tuần tuổi thì 1 m2 cho 50 con gà, từ 4 tuần tuổi trở đi. Nếu nuôi nhốt thì thì cứ 2 tuần tăng diện tích chuồng rộng ra cho gà di chuyển dễ dàng.
Khi gà 5 tuần tuổi trở lên chúng ăn rất nhiều, tăng trọng nhanh, ít di chuyển nên rất dễ choán chỗ các gà khác ăn uống. Do đó hết sức tranh thủ mọi cách đặt đủ máng ăn (nuôi lồng nên bố trí máng ăn bên ngoài vừa tránh gà làm hao hụt rơi vãi. Vừa có đủ chỗ tăng cường chiều dài máng. Nói như thế gồm cả máng uống cho gà và cố gắng bố trí đủ máng ăn bên trong cho gà từ 1-4 tuần tuổi).
Nên chọn gà đồng vóc dáng nuôi 1 lồng hay 1 ô riêng và gà nhỏ nuôi lồng hay ô riêng. Tránh gà khỏe chèn ép gà yếu. Nếu như có điều kiện nên bổ sung chất dinh dưỡng (đạm, vitamin A, D, E…) cho gà nhỏ con hơn mau tăng trọng kịp bằng gà lớn trong đàn.

Vệ sinh phòng bệnh cho gà
Mỗi sáng, các cánh cửa sổ lớn nhỏ chung quanh chuồng gà cần được mở toang. Để đón ánh nắng ban mai rọi chan hoà khắp chuồng. Giúp không khí trong chuồng được ấm áp. Và nhờ đó tiêu diệt được các loại vi trùng, ký sinh trùng ẩn náu trong các góc kẹt của chuồng gà, dưới lớp lông vũ của gà (trừ trường hợp sáng đó trời mưa hoặc chuyển mưa). Tối lại, các của này đều được đóng kín để tránh gió lạnh từ bên ngoài tràn vào. Khiến gà bị lạnh ngủ không yên, lại bị sưng phổi.
Để đảm bảo đàn gà khoẻ mạnh, chuồng nuôi, vườn chăn thả phải thường xuyên được vệ sinh sát trùng. Phòng bệnh cho đàn gà theo lịch. Trước khi nuôi phải xông xịt sát trùng chuồng trại theo quy định. Trong suốt quá trình nuôi mỗi tuần xịt toàn bộ chuồng trại và khu vực xung quanh (trừ máng ăn, máng uống) 1 lần. Xịt từ tuần thứ 1 đến tuần thứ 10 bằng dung dịch Biocide 2% với 0,5 lít/m2 chuồng trại lúc trời nắng
Lưu ý trong chăn nuôi gà thịt: Nên lựa chọn thời điểm bắt đầu nuôi. Để có sản phẩm bán được giá (như trong dịp lễ tết, mùa cưới…)