Hiện nay, có rất nhiều mô hình nuôi thuỷ sản được phát triển và đem đến hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, có một mô hình nuôi thuỷ sản rất lạ mà đem đến giá tị kinh tế rất cao. Đó chính là mô hình nuôi cá lóc trong bể xi măng của một anh Lê Thiên Nhâm tại thị trấn Tân Phong (Quảng Xương). Được biết, anh Nhâm đã chia sẻ cá lóc nuôi trong bể xi măng với mật độ từ 100-130 con/m2 và thả 2 lứa/năm. Tuy không lớn nhanh như nuôi ở những ao hồ nhưng nuôi cá lóc trong bể xi măng có thể giúp chủ động được nguồn nước và kiểm soát được dịch bệnh hiệu quả. Để hiểu hơn về mô hình này mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của Wwassets.
Mô hình nuôi cá lóc trong bể xi măng đang phát triển mạnh

Cá lóc là loại cá nước ngọt có phẩm chất thịt ngon. Trong tự nhiên cá lóc thường rất khỏe, ít bệnh tật, nhưng trong điều kiện nuôi nhân tạo với mật độ cao thì dịch bệnh cũng có thể xảy ra và gây thiệt hại kinh tế cho người nuôi. Hiện nay mô hình nuôi cá lóc trong bể bể xi măng đang phát triển rất mạnh ở khắp các vùng miền trên cả nước. Ưu điểm lớn nhất của mô hình này là do chủ động được nguồn nước, đồng thời xử lý được nhanh các trường hợp bệnh tật về cá nên ít khi bị rủi ro. Đây là một mô hình cho hiệu quả kinh tế cao.
Từ năm 2010, anh Lê Thiên Nhâm, thôn Dục Tú, thị trấn Tân Phong (Quảng Xương) đã đầu tư nuôi cá lóc trong bể xi măng. Với nguồn vốn vay từ quỹ hỗ trợ nông dân huyện và vốn của gia đình, anh Nhâm đã thử nghiệm xây 2 bể nuôi cá lóc thương phẩm. Sau vụ đầu tiên, thấy cá phát triển tốt, ít dịch bệnh, anh Nhâm mở rộng dần quy mô nuôi. Chiều 20-10, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã chủ trì Hội nghị trực tuyến về tình hình triển khai Dự án (DA) xây dựng một số đoạn..
Thu nhập từ việc nuôi cá lóc trong bể xi măng của anh Nhâm 1 tỷ đồng/ năm
Anh Nhâm cho biết, cá lóc nuôi trong bể xi măng được thả 2 lứa/năm. Với mật độ từ 100 – 140 con/m2. Nuôi cá lóc trong bể xi măng. Tuy không lớn nhanh như nuôi dưới ao hồ, nhưng có thể chủ động nguồn nước. Kiểm soát tốt được dịch bệnh và tốn ít công khi thu hoạch. Theo tính toán, 1 bể cá lóc có diện tích 60m2 cho xuất bán khoảng 4 tấn thương phẩm/lứa. Sau khi trừ chi phí, chỉ 2 lứa sản xuất, gia đình đã thu hồi đủ vốn đầu tư xây dựng bể.
Vừa làm, vừa quay vòng vốn, đến nay, anh Nhâm đã xây dựng được 20 bể xi măng. Trên diện tích hơn 1 ha, xuất bán khoảng 30 tấn cá lóc thương phẩm/năm. Bên cạnh đó, trong quá trình nhập cá giống, anh Nhâm đã học hỏi thêm kỹ thuật. Ương nuôi cá giống từ tỉnh An Giang. Anh đã xây được 3 bể chuyên nuôi cá giống cung cấp cho các hộ nuôi trong, ngoài tỉnh. Doanh thu từ sản xuất cá giống, cá thương phẩm của gia đình đạt khoảng 20 tỷ đồng/năm, trừ chi phí, thu lãi khoảng 1 tỷ đồng/năm.
Những kinh nghiệm nuôi cá lóc trong bể xi măng được anh Lê Thiên Nhâm chia sẻ

Theo kinh nghiệm của anh Lê Thiên Nhâm, nuôi cá lóc trong bể xi măng. Quan trọng nhất là nước nuôi đòi hỏi phải thay mỗi ngày một lần và luôn bảo đảm sạch, mát. Bể nuôi cá lóc thông thường xây theo hình chữ nhật, diện tích tối ưu từ 15 – 20m2. Hộ nuôi có thể xây các bể nuôi cá lóc riêng lẻ hoặc liên hoàn để thuận lợi .Trong quá trình chăm sóc, thu hoạch. Tường xây bao quanh bể có độ cao khoảng 1m. Và nền bể được láng trơn để vệ sinh bể nuôi cá lóc được dễ dàng và tránh xây xước cho cá.
Thông thường đáy bể nuôi cá lóc cần bằng phẳng và dốc về phía cống thoát nước. Để thuận lợi mỗi khi thay nước. Bể nuôi cũng cần lắp ống tràn giúp ổn định mực nước trong bể nuôi cá lóc. Và làm mái che bằng lưới nhằm tạo sự thông thoáng cho cá. Ở khu vực các tỉnh miền Bắc, miền Trung, cá lóc thường bắt đầu thả từ tháng 3. Đến tháng 4 dương lịch và tiến hành thu hoạch cá thương phẩm vào tháng 9 đến tháng 10.
Nhờ nuôi cá lóc trong bể xi măng thành công nhiều năm. Gia đình anh Lê Thiên Nhâm đã vươn lên thành hộ khá giả trên địa bàn. Đồng thời, tạo việc làm ổn định cho hàng chục lao động địa phương. Với thu nhập 5 – 6 triệu đồng/tháng. Anh Nhâm cho biết trong thời gian tới, sẽ du nhập thêm một số con nuôi mới. Vào sản xuất, như: Ốc nhồi giống, ốc đinh và một số loại cá khác.