Những năm dạo gần đây, phong trào nuôi lươn không bùn đang có những bước phát triển đầy tiềm năng về quy mô và diện tích. Đặc biệt, trên địa bàn thành phố Vị Thanh thì người dân đã được hội Nông dân thành phố Vị Thanh kết hợp cùng Trạm Khuyến nông đưa ra những hướng dẫn để có thể giúp bà con chia sẻ kinh nghiệm và những kỹ thuật trong công cuộc chăn nuôi lươn. Được biết, với mô hình sản xuất tập trung nuôi lươn không bùn đã đem lại hiệu quả cao và mức thu lớn cho tổ viên tại đây. Hãy đọc bài viết dưới đây để có thể hiểu hơn về mô hình nuôi lươn không bùn bạn nhé. Nhớ theo dõi trang chủ Wwassets để cập nhật thêm thông tin mới nhất về mô hình nuôi thuỷ sản.
Hình thức nuôi lương hiệu quả và có nhiều ưu điểm cho người dân
Hình thức nuôi lươn hiệu quả và phổ biến hiện nay là nuôi trên bể không bùn bằng giống nhân tạo và sử dụng thức ăn viên. Hình thức nuôi này có ưu điểm: Cỡ giống đồng đều, chất lượng giống ổn định, sử dụng được thức ăn viên giúp cho tỷ lệ sống cao và thuận lợi trong quá trình nuôi; đặc biệt mô hình này ít tốn diện tích phù hợp cho hộ ít đất sản xuất, phù hợp cả nơi đô thị, ít tốn thời gian, dễ áp dụng kỹ thuật, cho thu nhập cao. Gần đây, trên địa bàn thành phố Vị Thanh, nhiều mô hình tổ hợp tác sản xuất được thành lập trên cơ sở chuyển đổi quy mô sản xuất hộ cá thể sang nhóm hộ bước đầu đã có hiệu quả.
Tổ hợp tác nuôi lươn ấp Thạnh Quới 2, xã Hỏa Tiến là một điển hình. Những năm gần đây phong trào nuôi lươn không bùn có bước phát triển mạnh về quy mô và diện tích. Nhằm giúp bà con nâng cao hiệu quả từ mô hình này, Trạm Khuyến nông kết hợp với Hội Nông dân thành phố Vị Thanh đã hướng dẫn nông dân thành lập tổ hợp tác nuôi lươn, mục đích để bà con chia sẽ kinh nghiệm, kỹ thuật trong chăn nuôi, và hợp tác liên kết nhau trong sản xuất.
Mô hình sản xuất tập trung được các thành viên nâng lên rõ rệt
Với mô hình sản xuất tập trung, cùng nhau tương trợ từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Tổ hợp tác nuôi lươn ấp Thạnh Quới 2, xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh bước đầu mang lại hiệu quả. Và nâng cao thu nhập cho tổ viên. Để nâng cao kiến thức mô hình, thời gian qua Trạm Khuyến nông thành phố Vị Thanh thường xuyên. Mở các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi lươn thương phẩm. Và nuôi lươn sinh sản cho người nuôi có nhu cầu. Anh Nguyễn Văn Hậu, tổ trưởng Tổ hợp tác nuôi lươn ấp Thạnh Quới 2 cho biết: Trước đây, tuy anh em trong tổ đã có kinh nghiệm nuôi lươn. Nhưng chủ yếu nuôi nhỏ lẽ; tỷ lệ hao hụt nhiều, chi phí cao, đầu ra không ổn định.
Tháng 5/2020 vừa qua được sự hướng dẫn của Trạm khuyến nông và hội nông dân thành phố Vị Thanh tổ hợp tác nuôi lươn được thành lập có 13 thành viên. Với số lượng nuôi chỉ vài ngàn con. Sau hơn 01 năm hoạt động. Tổ hợp tác nâng lên 15 thành viên. Từ khi tham gia tổ hợp tác, tổ viên được giao lưu, trao đôỉ học hỏi kinh nghiệm nuôi, cách phòng trị bệnh cũng như được sự hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ Trạm khuyến nông. Kỹ thuật nuôi lươn của các thành viên nâng lên rõ rệt. Đặc biệt có một số tổ viên đã tự cho đẻ và ấp trứng thành công. Mô hình nuôi lươn sinh sản bán nhân tạo.
Mô hình nuôi lương sinh sản thu hoạch trên 10.000 con lương giống nhân tạo
Từ đó các thành viên tổ đã mạnh dạn mở rộng quy mô và diện tích nuôi. Vụ nuôi vừa qua tổ đã xuất bán được trên 4 tấn lươn thương phẩm với giá bán 160.000đ/Kg. Sau khi trừ chi phí lợi nhuận đem lại từ 10 – 20 triệu đồng cho mỗi hộ nuôi. Vụ nuôi này tổ hợp tác thả nuôi với số lượng trên 100.000 con lươn giống. Vừa qua tổ hợp tác đã được một vựa thu mua. Và tiêu thụ lươn ở chợ đầu mối thành phố Hồ Chí Minh bao tiêu sản phẩm.
Ngoài ra, tổ cũng đã ký hợp đồng mua thức ăn của một đại lý cấp một. Nhằm giảm chi phí đầu vào cho tổ viên. Hiện tại một số mô hình nuôi lươn sinh sản của tổ cũng đã thu hoạch trên 10.000 con lươn giống nhân tạo. Theo kế hoạch trong thời gian tới tổ sẽ mở rộng diện tích nuôi lươn sinh sản. Nhằm đáp ứng nguồn lươn giống cho tổ viên. Mô hình tổ hợp tác chăn nuôi lươn Thạnh Quới. 2 là một trong những mô hình liên kết sản xuất, cải thiện đầu ra sản phẩm. Lợi nhuận cao sẽ được nhân rộng trong thời gian tới nhằm cải thiện đời sống cho nông dân. Góp phần cùng địa phương thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao.