Thời gian qua, rất nhiều nông hộ đã thành công với mô hình nuôi ngan trên sàn. So với phương pháp nuôi ngan truyền thống, nuôi ngan trên sàn có nhiều ưu điểm hơn. Ngan nuôi sạch sẽ, bộ lông trắng mượt và ít bị bệnh tật. Không những thế, nuôi ngan trên sàn giúp ngan phát triển nhanh, đạt hiệu quả kinh tế. Trước hết, bạn nên chọn con giống ngan đạt chuẩn. Như vậy, ngan sẽ đạt thể trọng cân nặng và phát triển đồng đều. Ngoài ra, dinh dưỡng cho ngan cũng rất quan trọng, cần đủ chất để ngan không cắn mổ nhau.
Kỹ thuật nuôi ngan trên sàn
Ngan thuộc loại thuỷ cầm có tốc độ sinh trưởng phát triển nhanh. Thông thường ngan được nuôi theo phương thức chăn thả. Hiện nay nhiều trại chăn nuôi không có chỗ chăn thả do ô nhiễm nguồn nước hoặc hạn chế bãi chăn thả, vì thế để bảo đảm an toàn trong chăn nuôi và hiệu quả trong sản xuất, nuôi nhốt trên sàn là giải pháp tối ưu.
Chọn ngan giống
Chuẩn bị con giống: Con giống là yếu tố quyết định của thành bại trong chăn nuôi, vì vậy phải chọn con giống khỏe, nhanh nhẹn, không dị tật, không hở rốn.
Lưu ý về chuồng nuôi
Tùy theo quy mô chăn nuôi để thiết kế chuồng nuôi cho phù hợp. Diện tích cho sàn nuôi được tính 4 – 5 con/m2 không tính hành lang kỹ thuật, một ô sàn nuôi không nên quá 100 con.
- Hệ thống quạt thông gió rất quan trọng đối với nuôi nhốt để khống chế độ ẩm và mùi.
- Vì là dòng thủy cầm nên ngan luôn cần nước đủ để uống tự do và phun tắm khi cần thiết.
- Nguồn điện luôn chủ động để bảo đảm cho quạt lưu thông gió và duy trì nguồn nước.
Kích thước mắt lưới 20×20 mm. Trong 3 tuần lễ đầu khi mới cho ngan xuống ổ phải trải một lớp đệm lót trên sàn (lót giấy hoặc bao tải, rồi rải mùn cưa lên dày 5 cm) để chống lạnh. Chiều cao sàn tối đa 40 cm so với mặt nền. Tường xung quanh chuồng phía dưới mặt sàn để trống, làm sao thông khí độc nhanh. Việc dọn phân định kỳ dưới sàn là tốn công và phức tạp, cho nên thiết kế mặt nền phải nhẵn. Tốt nhất rải những tấm nilong dày và bền. Khi dọn phân chỉ cần kéo tấm nilong ra ngoài.
Phân được tích tụ ở hố lớn cạnh chuồng, thiết kế kiểu hố tự hoại để tránh bốc mùi hôi thối. Cũng như nuôi gà Broiler, đầu tư xây dựng chuồng sàn lúc đầu là lớn, nhưng hiệu quả sản xuất cao do bớt khâu chi phí và vận chuyển chất độn, vệ sinh môi trường trong chuồng tốt hơn nhiều,
tăng tỷ lệ nuôi sống, tăng mật độ nuôi ngan.
Chuẩn bị quây úm cần đảm bảo
Khi úm ngan nên sử chất độn chuồng là rơm hoặc dạ băm nhỏ, phun thuốc sát trùng và để khô trước khi sử dụng ngoài ra có thể úm ngan trên sàn nhựa lỗ nhỏ tránh cho ngan lọt chân xuống.
Phun sát trùng chuồng trại, rửa sạch dụng cụ chăn nuôi, máng ăn, máng uống có pha thuốc sát trùng, làm sạch phơi khô trước khi nuôi 2 tuần. Chuồng nuôi phải thoáng mát, đủ ánh sáng, không có gió lùa. Trước khi đưa ngan con vào phải sưởi ấm chuồng.
Nhiệt độ chuồng nuôi ngan thích hợp
Để đảm bảo cho ngan mạnh khoẻ nhiệt độ chuồng nuôi khi ngan:
- Từ 1 – 3 ngày tuổi phải đạt 31 – 320 C .
- Từ 4 – 8 ngày tuổi phải đạt 29 – 300 C.
- Từ 9 – 13 ngày tuổi phải đạt 27 – 280 C.
- 14 – 28 ngày tuổi phải đạt 25 – 260 C
(Nhiệt độ chuồng nuôi được đo ở độ cao ngang đầu ngan).
Trên 28 ngày ngan sống trong điều kiện tự nhiên.
Để độ ẩm không khí khoảng bao nhiêu %?
Ẩm độ thích hợp cho ngan con là 60 – 70%, song ở nước ta ẩm độ không khí rất cao có khi lên tới 80 – 90%. Khi độ ẩm cao cần phải đảo chất độn chuồng và cho thêm chất độn chuồng khô hàng ngày để giữ cho ngan ấm chân và sạch lông.
Mật độ và độ lớn của đàn ngan phù hợp
Hai yếu tố mật độ và độ lớn của đàn tác động trực tiếp đến khả năng sinh trưởng và chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cơ cấu đàn nhỏ có thể tăng mật độ và ngược lại.
- Tuần 1, mật độ từ 20 – 25 con/m2
- Tuần 2, mật độ từ 10 – 15 con/m2
- Tuần 10, mật độ từ 6 – 7 con/m2
Giai đoạn tuổi hình thức nuôi mật độ tối đa 5 con/ m2 (không tính diện tích hỗ trợ kỹ thuật).
Yêu cầu ánh sáng
- Tuần thứ 1 chiếu sáng 24/24 giờ.
- Tuần thứ 2 chiếu sáng 20/24 giờ.
- Tuần thứ 3 chiếu sáng 16/24 giờ.
- Từ tuần 4 trở lên ngan sống trong điều kiện ánh sáng tự nhiên.
Lượng cung cấp không khí phụ thuộc vào độ ẩm và quyết định bởi chất độn chuồng. Lượng không khí trao đổi phải đảm bảo sạch cho những khí thải của phân được đưa ra ngoài và nhiệt độ cần cho ngan ở mức cho phép. Trong giai đoạn ngan con 1 – 14 ngày tuổi, tốc độ gió không được quá 0,3 m/s
Nước uống và thức ăn cho ngan
Đảm bảo sạch và ngan được uống nước tự do, ở tuần tuổi thứ nhất không cho ngan uống nước lạnh dưới 150 C. Thức ăn cho ngan tốt nhất là dùng thức ăn công nghiệp của các công ty có uy tín cung cấp, chia làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 – 21 ngày tuổi: Thức ăn đạt 20% đạm tiêu hoá, năng lượng 2.890 kcal.
- Giai đoạn 22 – 56 ngày tuổi: Thức ăn đạt 16% đạm tiêu hoá, năng lượng 2.890 Kcal.
Ngan thương phẩm thức ăn đạt 15% đạm tiêu hoá, năng lượng 3.000 kcal.
Hướng dẫn cho ngan ăn
Trước khi cho ngan ăn phải dọn máng, quét bỏ những thức ăn thừa, hôi, thối và mốc, cho ngan ăn làm nhiều lần trong ngày để tránh rơi vãi và ôi chua, tách những con nhỏ cho ăn riêng để ngan phát triển đồng đều.
Đối với ngan nuôi thương phẩm cho ngan ăn tự nhiên.
Quan sát đàn ngan
Trạng thái đàn ngan cho phép đánh giá về sức khoẻ ngan, hàng ngày thường xuyên kiểm tra.
- Ngan con phân tán đều khắp chuồng chứng tỏ đàn ngan khoẻ mạnh, thoải mái, nhiệt độ trong chuồng đạt yêu cầu.
- Ngan con dồn đống là do lạnh, nhiệt độ chuồng nuôi thấp.
- Ngan con nằm há mỏ, cánh dơ lên là do nhiệt độ chuồng nuôi quá cao.
- Ngan không chơi hoặc nằm ở khu vực nhất định là chắc chắn có gió lùa.
- Ngan bị bết dính là do chuồng ẩm, chế độ nuôi dưỡng kém.
Hướng dẫn cách vào vaccine phòng bệnh
- Từ 7 – 10 ngày tuổi tiêm vaccine phòng bệnh viêm gan.
- Từ 12 – 14 ngày tuổi tiêm vaccine phòng bệnh dịch tả.
- Từ 32 – 35 ngày tuổi tiêm vaccine phòng bệnh dịch tả.
- Từ 42 – 45 ngày tuổi tiêm vaccine phòng bệnh viêm gan.
- Trước đẻ ngày 3 tuần tiêm vaccine phòng bệnh dịch tả.
Chú ý: Vaccine cúm H5N1 tham khảo ý kiến thú y địa phương.
* Vaccine viêm gan, dịch tả, ngan, vịt: nếu bố mẹ chưa tiêm thì nên tiêm vaccin viêm gan lúc 1 ngày tuổi.
Tiêm, vaccine dịch tả vịt vào 3 – 5 ngày tuổi và nhắc lại sau 2 tuần (loại dùng cho các lứa tuổi vịt).
(Có 2 cách, tiêm dưới da, hoặc bắp ức).
Vaccine dịch tả vịt: Vịt nuôi đẻ, vaccine dịch tả được tiêm nhắc lại 4 – 5 tháng/lần.
Có thể tiêm vaccine vào ổ dịch để dập dịch.
Cần chủ động kiểm soát sức khoẻ vịt khi tiêm vaccine. Làm đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
Cần nắm vững và làm đúng hướng dẫn của nhà nhà sản xuất thuốc, vaccine.