Hiện nay, những mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng đang rất phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn lan ra ngoài thế giới. Đặc biệt, tại Quảng Ninh thì việc nuôi thâm canh tôm thẻ trắng ở đây được áp dụng theo 2 giai đoạn chính từ công nghệ Biofloc. Nhờ đó, người dân nơi đây đạt được hiệu quả cao trong việc nuôi thuỷ sản từ mô hình nuôi thâm canh này. Trong quá trình nuôi tuy có nhiều bất lời với thời tiết như: mưa lớn, nắng nóng kéo dài, dịch bệnh phức tạp. Nhưng những điểm triển khai mô hình thâm canh tôm thẻ chân trắng đều đạt và vượt chỉ tiêu. Để hiểu rõ hơn về mô hình này hãy đọc bài viết dưới đây của Wwasets.
Mô hình nuôi thâm canh tôm thẻ trắng đạt hiệu quả cao
Dự án “Xây dựng mô hình nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng hai giai đoạn. Bằng công nghệ Biofloc gắn tiêu thụ sản phẩm tại các tỉnh phía Bắc” đạt được hiệu quả cao. Tại Quảng Ninh, mô hình nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng hai giai đoạn theo công nghệ Biofloc. Gắn với tiêu thụ sản phẩm được triển khai từ tháng 3-2020 với diện tích 1,3 ha. Với 3 hộ tham gia (Tiên Yên 2 hộ; Cẩm Phả 1 hộ). Thực nghiệm cho thấy, sau 78 ngày thả 171,6 vạn con giống tôm PL 12. Và nuôi bằng công nghệ Biofloc hai giai đoạn, tôm có tỷ lệ tôm sống đạt trên 80%. Kích cỡ dao động 50-55 con/kg, tổng sản lượng duy trì 27.4 tấn/1.3 ha.
Đến nay, các hộ dân đã thu hoạch tôm thương phẩm với giá bán bình quân từ 134-140 ngàn đồng/kg. Sau khi trừ chi phí cho lợi nhuận đạt trên 1,2 tỷ đồng/ha. Trong quá trình thực hiện mô hình, mặc dù có nhiều bất lợi do điều kiện thời tiết như nắng nóng kéo dài; mưa lớn, tình hình dịch bệnh xung quanh khu vực nuôi có diễn biến phức tạp… nhưng các điểm triển khai mô hình đều đạt, thậm chí vượt mức các chỉ tiêu, yêu cầu của chương trình.
Mô hình nuôi tôm thẻ trắng muốn đạt được hiệu quả cao phải giải quyết những phát sinh
Để đạt hiệu quả, các cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ninh luôn bám sát mô hình, kịp thời giải quyết những phát sinh, tồn động xung quanh vấn đề của mô hình. Việc trao đổi các thông tin kinh nghiệm giữa nhóm hộ và cán bộ kỹ thuật, chuyên gia nuôi tôm được chú trọng, sâu sát. Ông Từ Văn Nam ở xã Cộng Hòa, TP Cẩm Phả (Quảng Ninh), hộ dân triển khai mô hình cho hay: “Ngoài kết quả về mặt năng suất, tính ổn định về môi trường ao nuôi, môi trường khu xả thải thì mô hình đã tiết giảm tối đa các chi phí về thức ăn, hóa chất.
Tôm nuôi khỏe mạnh, giảm tỷ lệ chết trong giai đoạn 1 và có sức đề kháng tốt trong suốt chu kỳ nuôi. Trung tâm Khuyến nông Quảng Ninh có những mô hình làm thay đổi phần nào cách nuôi tôm truyền thống có năng suất thấp kèm theo rủi ro về dịch bệnh. Được chọn thí điểm sử dụng mô hình thử nghiệm bể ương di động cho quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn do Trung tâm Khuyến nông Quảng Ninh phổ biến vào cuối năm 2019, ông Từ Văn Nam ở xã Cộng Hòa, TP Cẩm Phả đã mạnh dạn đầu tư, chuyển giao kỹ thuật trong nuôi tôm.
Quảng Ninh triển khai nhiều mô hình khuyến nông
Sau một thời gian áp dụng, mô hình cho gia đình ông Nam thu nhập cao gấp 2-3 lần. So với những vụ nuôi trước, tỷ lệ tôm sống cao và phát triển khỏe mạnh. Bên cạnh khuyến khích người nuôi trồng thủy sản tăng cường đầu tư cho công nghệ. Các ngành chức năng trong tỉnh Quảng Ninh cũng đã triển khai nhiều mô hình khuyến nông. Để phổ biến những phương pháp cho người dân.
Kỹ thuật, công nghệ mới đến các hộ dân, như: Nuôi tôm sú bán thâm canh. Đảm bảo ATTP tại các hộ dân phường Tân An và Minh Thành (TX Quảng Yên). Nuôi tôm 2 giai đoạn tại TX Quảng Yên, ứng dụng thiết bị ương di động. Trong nuôi tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn tại TX Móng Cái, huyện Tiên Yên. Ứng dụng KHCN nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh. 2 giai đoạn ít thay nước theo công nghệ Trúc Anh…