Nuôi vịt trên cạn là hình thức nuôi vịt được nhiều nông hộ áp dụng thành công. Khi nuôi vịt trên cạn, bà con cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ khu vực chuồng nuôi. Bởi, vịt là loài thủy cầm nên phân của chúng rất nhiều nước. Nếu khâu vệ sinh chuồng trại không đảm bảo sẽ khiến chuồng nuôi ô nhiễm nặng. Từ đó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của toàn đàn vịt. Dưới đây, các chuyên gia của chúng tôi sẽ giới thiệu kỹ thuật nuôi vịt trên cạn dùng đệm lót sinh học. Từ đó giúp nông hộ tiết kiệm được thời gian, công sức khi nuôi vịt.
Nuôi vịt trên cạn dùng đệm lót sinh học
Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, nuôi vịt theo phương thức nuôi khô là một tiến bộ kỹ thuật đã được khuyến nông các tỉnh phía Nam ứng dụng và triển khai. Phương thức này cho hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo kiểm soát dịch bệnh và an toàn vệ sinh môi trường.
Khi nói tới nuôi vịt, bà con nông dân thường nghĩ ngay tới vùng đồng bằng sông nước, nơi có những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay. Tuy nhiên, khi đến với những cánh rừng cao su bạt ngàn tại Bình Dương, nhiều người bất ngờ chứng kiến mô hình nuôi vịt thịt kiểu mới, đó là nuôi vịt dưới tán rừng với phương thức nuôi khô và sử dụng đệm lót sinh học.
Lợi ích khi áp dụng mô hình
Theo TS Nguyễn Văn Bắc, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, mô hình nuôi vịt khô của anh Trần Văn Lý (xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo, Bình Dương) rất đáng để học hỏi. Anh Lý có thâm niên 8 năm nuôi vịt.
Anh Trần Văn Lý (Bình Dương)
Với mô hình nuôi 1.800 con vịt giống Grimaud, sau 50 ngày nuôi, vịt đạt 3,2 – 3,4 kg/con, chất lượng thịt và trứng vẫn đảm bảo theo yêu cầu thị trường. Sau khi xuất chuồng, trung bình mỗi con cho lời 30.000 đồng. Như vậy, đàn vịt chỉ sau 50 ngày đã đem lại cho anh Lý trên 50 triệu đồng tiền lời.
Phương thức nuôi vịt trên cạn sử dụng đệm lót sinh học balasa n01 của trung tâm Chế Phẩm Sinh Học có nhiều ưu điểm nổi bật: Vịt sinh trưởng và phát triển tốt, ít hao hụt. Vịt được che mát nhờ tán cao su. Hạn chế tối đa mùi hôi, từ đó giảm bệnh về đường hô hấp; người nuôi không phải dọn chuồng mà chỉ cần bổ sung thêm chế phẩm men balasa vào đệm lót, giúp giảm tiền mua trấu làm nguyên liệu lót chuồng. Vịt thịt không bị chai chân hay trụi ức, hình thức đẹp, bán được giá cao.
Đặc biệt sau mỗi lứa vịt, người nuôi không mất thời gian ủ phân. Mà có thể dùng ngay phân vịt đã được xử lý để bón cho cây cao su.
Gia đình anh Giáp ở Đắc Lắk
Anh Bùi Văn Giáp ở thôn Đoàn Kết, thị trấn Liên Sơn, huyện Lăk đã ứng dụng phương pháp nuôi vịt trên cạn sử dụng đệm lót sinh học. Với việc ứng dụng phương pháp chăn nuôi mới. Ngoài việc đảm bảo chế độ ăn, công tác vệ sinh phòng bệnh cho vịt cũng được gia đình anh Giáp quan tâm thực hiện. Chuồng trại được lát xi măng, vệ sinh sạch sẽ thường xuyên. Sử dụng đệm lót sinh học trộn men. Cám gạo rải trên nền chuồng.
Anh Giáp chia sẻ: Phương thức này giúp vịt ít bệnh tật, nhanh lớn, không gây mùi hôi, giảm ruồi, muỗi trong chuồng nuôi, không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, dễ kiểm soát dịch bệnh, giảm công lao động. Sau khi xuất đàn, tôi lại vệ sinh chuồng trại để diệt khuẩn và xịt thuốc khử trùng phòng bệnh. Chăm sóc đúng kỹ thuật, tỷ lệ vịt mái đẻ đạt trên 85%. Mỗi năm gia đình tôi thu lãi khoảng 130 đến 140 triệu đồng.
Lưu ý khi nuôi vịt trên cạn
Khi chăn nuôi theo phương thức này, bà con cần chú ý không để đệm lót sinh học bị ướt. Đảm bảo độ dày đệm lót bằng trấu là 10 cm, thường xuyên đảo tơi lớp đệm lót. Tránh bị kết tảng hay vón cục. Mật độ nuôi phù hợp từ 4 – 5 con vịt/m2.
Cách làm đệm lót cũng rất đơn giản: Bà con lấy 1 kg men Balasa. Khoảng 0,5 lít nước sạch trộn đều với 2 kg cám gạo hay bột bắp, sau đó cho vào bao ủ 2 ngày rồi lấy ra. Rắc đều cho 20 m2 nền chuồng đã trải trấu dày 10 cm và cào đều.
Với phương thức nuôi vịt khô, bà con nông dân sẽ tận dụng được tối đa quỹ đất dưới tán rừng cao su của gia đình. Tạo thêm thu nhập bền vững.