Tôm sú là loại tôm khá phổ biến trên toàn thế giới, chúng rất được ưa chuộng bởi có chứa rất nhiều canxi. Cũng vì vậy mà đa số các bà mẹ đều sử dụng tôm sú cho bữa cơm gia đình. Nó giúp các bé có một khung xương chắc khỏe và mẹ cũng an tâm hơn. Thế nhưng tôm sú vẫn có khả năng gặp những loại bệnh khác nhau, và đó chính là nguyên nhân khiến rất nhiều người dân phải đau đầu khi tìm cách chữa bệnh cho ao tôm của mình. Vậy thì bài bài viết này chính là câu trả lời cho bạn khi mà nó đã tập hợp những bệnh thường gặp ở tôm sú. Và việc của bạn bây gờ chỉ là đọc kỹ chúng.
Tìm hiểu về tôm sú
Tôm sú, tên khoa học là Penaeus monodon, là một loại tôm được ưa chuộng khắp thế giới. Tôm sú được biết đến là loài tôm biển, phân bố trải dài từ bờ Đông Châu Phi đến tận bờ biển Nhật Bản. Ở một số vùng biển Đông Úc, Địa Trung Hải, Hawaii và bờ biển Đại Tây Dương của Mỹ cũng xuất hiện loài tôm này nhưng với số lượng không nhiều.

Tôm sú có kích thước lớn, trung bình dài khoảng 36cm mỗi con. Và đồng thời khối lượng cũng lớn hơn so với các loại tôm khác, lên đến 650gr/con. Vỏ tôm dày gồm nhiều màu như đỏ, nâu, xám, xanh đan xen. Thịt tôm sú cũng dai và chắc hơn so với tôm thẻ.
Tôm sú là loài động vật máu lạnh nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi khí hậu. Trước kia, tôm sú chỉ sinh sống ở biển nhưng do thị hiếu người tiêu dùng. Nên loại tôm này đã được nuôi trồng ở các vùng nước ngọt.
Một số bệnh thường mắc phải
Bệnh đốm trắng khiến tôm yếu
Triệu chứng: Tôm yếu, dạt bờ, bơi lên mặt nước. Thân tôm xuất hiện các đốm trắng tròn nằm dưới lớp vỏ kitin ở phần đầu ngực và đốt cuối thân. Khi tôm bị nặng các đốm trắng này xuất hiện toàn thân. Màu sắc tôm chuyển sang màu hồng hoặc màu nhợt nhạt. Lúc này tôm giảm ăn, những con dạt bờ hầu hết ruột không có thức ăn. Tôm chết rất nhanh trong thời gian 5 -7 ngày. Lây lan từ tôm mẹ sang tôm con, từ tôm bệnh sang tôm không bệnh, từ vật chủ trung gian (cua, còng, ba khía, các loại giáp xác khác…)
Cách phòng, trị bệnh:
Chưa có thuốc đặc trị, chủ yếu vẫn là phòng bệnh. Cải tạo ruộng thật kỹ trước mỗi vụ nuôi, chọn đàn tôm giống không mang mầm bệnh, quản lý chặt chẽ các yếu tố môi trường, đáy ao, quản lý thức ăn…
Bệnh mòn đuôi, cụt râu, đốm đen
Triệu chứng: Râu bị đứt một phần hoặc toàn phần, đuôi, chân bị ăn mòn, tôm ăn yếu, dạt bờ, hoạt động khó khăn, màu sắc tôm thay đổi. Có thể chuyển sang màu hồng bắt đầu từ các phần phụ sau đó chuyển sang toàn thân.

Cách phòng, trị bệnh:
Cải tạo ao kỹ trước khi nuôi, quản lý chặt chẽ thức ăn, quản lý tốt các yếu tố môi trường, sử dụng thuốc kháng sinh trộn với thức ăn khi thấy tôm có dấu hiệu bị bệnh. Sử dụng hóa chất (BKC, Formol) để diệt khuẩn, dùng men vi sinh phân phân hủy mùn bã hữu cơ, thay nước, bổ sung vitamin C
Bệnh đóng rong ở tôm sú
Nguyên nhân : Do các nhóm nguyên sinh động vật, tảo đơn bào, vi khuẩn phát triển mạnh bám vào cơ thể tôm. Do nguồn nước trong ruộng nuôi bị nhiễm bẩn, đáy ao dơ, các yếu tố môi trường bị biến động
Cách trị bệnh:
Cần cải thiện điều kiện môi trường ruộng nuôi, cho tôm ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Có thể sử dụng các chất như: Saponin 5g – 10g/m3 hoặc Formol (38%) 15ml – 20 ml/m3. Kết hợp với thay nước hay cấp thêm nước mới để kích thích tôm lột xác.