Đâu là một trong những ngành đang phát triển hiện nay ? Đúng vậy! Ngành thủy sản đã phải trải qua rất nhiều thăng trầm trong suốt những năm qua. Người nuôi trồng thủy sản cũng đã phải trải qua rất nhiều mầm bệnh ảnh hưởng xấu tới thủy sản. Một trong số đó là bệnh nấm thủy mi trên cá lóc giống! Nghe thì tưởng chừng đây là căn bệnh bình thường ở cá, tuy nhiên chúng rất nghiêm trọng bởi ảnh hưởng lớn đến năng suất và sức khỏe cá.
Tại bài viết này, hãy để Wwassets mách bạn tất tần tật về cách điều trị cũng như biện pháp phòng tránh nhé!
Làm sao để biết bệnh nấm thủy mi trên cá ?
Cá lóc khi ở giai đoạn nhiễm bệnh sẽ có những dấu hiệu sau:
- Lở loét phần đuôi
- Xuất hiện những búi màu trắng trông giống bông gòn tua tả trên thân cá
- Phần gốc của sợi nấm bám vào cơ cá, phần còn lại thì lơ lủng trong nước

Căn bệnh thường phát sinh khi chất lượng nước trong ao nuôi không được đảm bảo. Phần lớn những ao như vậy sẽ tích tụ hữu cơ nhiều, ngoài ra cũng bởi mật độ nuôi quá cao, không phù hợp. Cũng có trường hợp là bởi nhiệt độ nước trong ao thấp hoặc thời tiết thay đổi ( chủ yếu là khi giao mùa hoặc trở lạnh ). Nhìn chung, đây là căn bệnh rất dễ nhiễm ở cá lóc, người nuôi nên chuẩn bị tốt các cách phòng cũng như trị bệnh.
Bệnh nấm thủy mi thường sẽ xảy ra ở 2 giai đoạn chính:
- Cá giống
- Tháng đầu nuôi thương phẩm
Biện pháp phòng bệnh trên cá lóc

Đầu tiên, chúng ta phải tìm hiểu cách phòng tránh các căn bệnh này! Vì vậy, đầu tiên người nuôi cần áp dụng biện pháp cơ bản trước:
- Cải tạo, kiểm tra lại ao nuôi
- Lựa chọn kĩ trong khâu chọn nuôi giống
- Trước khi thả giống nên thêm vào chất chống sốc như VILEC 405 FS/SAN ANTI SHOCK
- Sử dụng thức ăn công nghiệp
- Nuôi trồng với mật độ vừa phải, trung bình chỉ nên từ 30-50 con/ m2
- Diệt khuẩn và phòng bệnh nấm định kỳ ( có thể sử dụng SANDIN 267, OSCILL ALGA STRONG hoặc BIOXIDE 150 )
- Định kỳ xử lý vi sinh VS-STAR
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng bằng các sản phẩm như Vilec 405 FS, BIOTICBEST, C MIX 25%
Biện pháp trị bệnh nấm thủy mi trên cá lóc
Dù rằng đây là căn bệnh gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng sức khỏe cá. Tuy nhiên, giờ đây cũng đã có rất nhiều biện pháp trị bệnh cho cá lóc.
Bạn có thể sử dụng sản phẩm chuyên biệt SAPOL để xử lý
Tuy nhiên, bạn hãy sử dụng liều lượng tùy theo loại cá. Cụ thể như sau:
- Ấu trùng cá và cá con:
Sử dụng 1ml/100l nước ( lặp lại điều trị sau 48 giờ ), hoặc có thể áp dụng 2ml/ 100l nước cho 2 giờ tắm ( nên thay nước hoặc đổi bể sau 2 giờ). Sử dụng 1 lần/ ngày, liên tục.
- Cá dưới 1 tháng tuổi:
Sử dụng theo liều lượng 1 lít/ 2000 m3 nước
Trong trường hợp bạn muốn ngăn ngừa nấm trong trứng cá, hãy sử dụng liều lượng sau:
- 100ml/ m3 ( 100ppm), tắm trong vòng 30 phút
Mong rằng bài viết này đã cung cấp cho bạn đủ những thông tin cũng như cách phòng tránh, dấu hiệu nhận biết bệnh nấm thủy mi ở cá lóc. Ngoài ra, người nuôi thủy sản nên tìm hiểu thêm về nhiều căn bệnh khác để cá nuôi được khỏe mạnh.
Chúc các bạn thành công!