Hiện nay, có rất nhiều mô hình nuôi trồng thuỷ săn với những quy trình kỹ thuật chăm sóc rất đơn giản được bà con ứng dụng rất tốt. Vừa qua, chi cục nuôi tồng thuỷ sản tại thành phố Trà Vinh đã chia sẻ nghề nuôi cua đã đem lại cho nông dân các huyện ven biển tại nơi đây như: Duyên Hải, Trà Cú, Cầu Ngang, Châu Thành có nguồn thu nhập rất khá và ổn định quanh năm. Cua biển là một loại thuỷ sản rất dễ nuôi và không gặp những rủi ro nhiều như: môi trường nước, dịch bệnh, thức ăn mắc, chi phí xây dựng ao nuôi. Để hiểu thêm về mô hình nuôi cua biển tại Trà Vinh mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Wwassets.
Cua biển với quy trình kỹ thuật chăm sóc đơn giản
Hiện hàng ngàn hộ nông dân chuyên nuôi cua biển tại các vùng nước lợ. Thuộc các huyện trong tỉnh Trà Vinh như Duyên Hải, Châu Thành, Cầu Ngang. Trà Cú đang vào vụ thu hoạch tập trung. Niềm vui của nông dân là giá cua biển thương phẩm ổn định ở mức cao, cho lợi nhuận khá. Ông Nguyễn Văn Thảnh, ấp Phước Thiện, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải cho biết. Gia đình vừa thu hoạch xong 0,3 ha mặt nước ao nuôi cua biển với sản lượng hơn 250 kg cua thương phẩm.
Nhờ giá cua biển ổn định ở mức bình quân 160.000 đồng/kg. Đối với cua thịt và 250.000 đồng/kg đối với cua gạch. Gia đình thu được hơn 15 triệu đồng trong vụ nuôi cua này. Cua biển thích hợp những vùng nước mặn, lợ. Và cả trong vùng sản xuất lúa có độ mặn rất thấp (từ 2 đến 3‰). Quy trình kỹ thuật chăm sóc đơn giản. Chi cục Nuôi trồng thủy sản Trà Vinh cho biết. Nghề nuôi cua biển ở địa phương đã đem lại cho nông dân các huyện ven biển: Cầu Ngang, Duyên Hải, Châu Thành và Trà Cú nguồn thu nhập khá cao và ổn định.
Thị trường và giá cả tiêu thụ cua khá ổn định
Ông Nguyễn Văn Huệ, ở ấp Rạch Gốc, xã Long Hòa, huyện Châu Thành (Trà Vinh) cho biết. Cua biển dễ nuôi, nhất là không gặp rủi ro về môi trường nước, dịch bệnh. Chi phí xây dựng ao nuôi, thức ăn thấp hơn gấp từ ba đến bốn lần so với nuôi tôm sú. Thời gian nuôi cua vỗ gạch chỉ mất từ 15 đến 20 ngày cho thu hoạch. Cua thịt nuôi từ 5 đến 6 tháng đạt trọng lượng ba đến bốn con/kg.
Giá cả và thị trường tiêu thụ cua thương phẩm khá ổn định. Năm 2019, hầu hết người nuôi cua biển đều thu được lợi nhuận cao. Do giá cua biển thương phẩm ổn định. Cụ thể, giá cua bán xô từ 150 đến 160 nghìn đồng/kg, cua thịt loại I (ba con/kg). Từ 270 đến 280 nghìn đồng/kg, cua gạch từ 300 đến 320 nghìn đồng/kg. Nuôi cua biển chỉ mất khoảng bốn tháng từ khi thả giống đến thu hoạch. Cho nên có thể nuôi ba vụ trong năm. Với giá cua biển ổn định như hiện nay thì nghề nuôi cua cho thu nhập bền vững hơn so nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng bán thâm canh.
Người dân được khuyến khích phát triển nghề nuôi cua
Theo UBND xã Long Hòa, thời gian gần đây, nông dân địa phương đã chuyển đổi nghề nuôi tôm thẻ chân trắng ba vụ trong năm sang chuyên nuôi từ hai đến ba vụ cua biển hoặc một vụ tôm thẻ chân trắng cùng hai vụ cua biển. Mô hình này giúp nông dân thu nhập bền vững hơn. Qua 5 năm chuyển đổi mô hình nuôi trồng thủy sản, nhiều người nuôi đã tính toán được thời gian thu hoạch vào các dịp lễ, Tết, cho nên bán được giá.
Ngành nông nghiệp tỉnh khuyến khích nông dân vùng ven biển phát triển nghề nuôi cua, nhất là nuôi cua biển trong ao nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng để thay thế cho một vụ nuôi tôm nhằm hạn chế rủi ro khi nuôi tôm ba vụ trong năm. Hiện nay, bình quân mỗi năm nông dân Trà Vinh thả nuôi cua biển trên diện tích khoảng 13.000 ha; trong đó, có khoảng 35% diện tích nuôi thâm canh, năng suất đạt từ 0,8 đến 1,2 tấn/ha. Tổng sản lượng cua biển thương phẩm thu hoạch của tỉnh đạt hơn 1.400 tấn/năm.