Bệnh dịch tả vịt là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây nguy hiểm cho người chăn nuôi. Bệnh do vi rus thuộc nhóm herpes gây ra bệnh bại liệt ở vịt, triệu chứng điển hình là sốt cao, phù đầu, mù mắt, tiêu chảy phân trắng xanh và các biểu hiện thần kinh. Do tỷ lệ chết rất cao (30-90%) và giảm sản lượng trứng, bệnh đã gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế cho người chăn nuôi. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị hiệu quả bệnh dịch tả ở vịt mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân gây bệnh
Trong tự nhiên vịt là loài mẫn cảm nhất, tất cả giống vịt ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh. Ngoài ra các loài thủy cầm khác như vịt trời, ngan, ngỗng, thiên nga cũng nhiễm bệnh. Tỷ lệ chết lên đến 100%.
Phương thức truyền bệnh dịch tả
Có thể lây trực tiếp do tiếp xúc giữa vịt khỏe và vịt ốm hoặc vịt mang trùng. Lây gián tiếp qua đường tiêu hóa (thức ăn, nước uống) hoặc qua đường hô hấp. Nếu cho vịt khỏe tiếp xúc với nước ao tù, hoặc nơi chăn thả vịt bệnh chúng sẽ bị lây bệnh. Trên cùng một thửa ruộng chăn thả nhiều đàn vịt, nếu một đàn vịt bệnh chúng sẽ lần lượt lây cho các đàn khác.
Triệu chứng bệnh dịch tả
- Thời gian nung bệnh thường từ 3 – 7 ngày. Đôi khi ở đầu ổ dịch có một số con chết đột ngột khi chưa có biểu hiện triệu chứng.
- Vịt bệnh thường ủ rũ, bỏ ăn, đứng một chân, đầu rúc vào cánh đi lại chậm chạp, không muốn xuống nước, khi lùa đi ăn thường rớt lại sau đàn. Trong đàn vịt, nhiều con có tiếng kêu khản đặc. Bắt xem thấy chân liệt, sốt cao 43o – 44oC. Ở đàn vịt đẻ khi bệnh xuất hiện sản lượng trứng giảm xuống, có khi ngừng đẻ hẳn.
- Vịt thường sưng mi mắt, niêm mạc mắt đỏ, mắt kéo màng. Lúc đầu chảy nhiều nước mắt trong làm ướt cả vùng lông dưới mi mắt. Sau nước mắt đặc lại có màu vàng như mủ đóng đầy khóe mắt và có khi làm hai mi mắt dính lại với nhau.
- Vịt bệnh có khi khó thở, tiếng thở khò khè. Từ mũi chảy ra chất niêm dịch, lúc đầu trong, sau đặc lại. Nước mũi khô, quánh lại quanh khóe mũi.
- Nhiều con đầu sưng to, hầu, cổ cũng có thể bị sưng do tổ chức liên kết dưới da bị phù thũng.
- Lúc mới bị bệnh vịt khát nên uống nhiều nước. Sau một vài ngày vịt ỉa chảy, phân rất loãng, có mùi khắm và có màu trắng xanh. Hậu môn bẩn, lông dính bết đầy phân.
- Vịt sợ ánh sáng, một số con có biểu hiện thần kinh, nghẹo đầu hoặc tỳ mỏ xuống đất, con đực dương vật thò ra ngoài và niêm mạc có những nốt loét.
Bệnh tích thường gặp
Ðặc trưng là hiện tượng xuất huyết da, cơ. Da vùng cổ, ngực, bụng, đùi xuất huyết. Xuất huyết và viêm loét đường tiêu hóa nặng. Bao tim viêm, tích dịch, xuất huyết ngoại tâm mạc, mỡ vàng tim, cơ tim xuất huyết.
Chẩn đoán bệnh dịch tả vịt
Ngoài phương pháp chẩn đoán lâm sàng dựa vào các triệu chứng lâm sàng và mổ khám bệnh tích thì cần sử dụng phương pháp chuẩn đoán phòng thí nghiệm để đưa ra kết quả chính xác nhất.
Ðiều trị bệnh dịch tả vịt
Bệnh không có biện pháp điều trị đặc hiệu. Cần phát hiện sớm bệnh, loại thải vịt bệnh, tiêm phòng nhược độc cho những con khỏe.
Phòng bệnh dịch tả vịt
Vệ sinh sát trùng
Thực hiện vệ sinh, khử trùng chuồng trại sạch sẽ. Chu kỳ nuôi của vịt kéo dài 42 – 53 ngày, vì vậy, đối với mỗi lứa nuôi, người nuôi cần phải sát trùng 2 – 3 lần/lứa để kiểm soát được mầm bệnh, giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh từ môi trường nuôi. Người nuôi có thể sử dụng một số sản phẩm sát trùng như Prophyl. Ðây là sản phẩm có phổ sát trùng rộng, tiêu diệt được nấm, vi khuẩn và một số virus gây bệnh trên vịt. Hiệu quả kéo dài 2 – 3 tuần. Sử dụng linh hoạt bằng nhiều cách như ngâm, nhúng ẩm, dung phí, phun xịt. Liều lượng theo hướng dẫn ghi trên bao bì.
Tiêm chủng vaccine
Ðể phòng bệnh dịch tả một cách có hiệu quả, có thể sử dụng vaccine Vaxiduk do Công ty TNHH Việt Pháp Quốc tế (Viphavet) phân phối. Ðây là loại vaccine sống nhược độc, chủng Jansen. Vaccine được nhân lên từ tế bào phôi gà SPF. Vaccine Vaxiduk có độ an toàn tuyệt đối, giảm tối đa 100% nguy cơ mang mầm bệnh từ môi trường nuôi cấy. Vaccine đáp ứng miễn dịch nhanh, có thể dùng để dập dịch khi bệnh nổ ra. Ðồng thời, một ưu thế nữa của vaccine là tạo kháng thể bảo hộ lâu dài. Cách dùng như sau:
Trên vịt thịt, vaccine chỉ cần sử dụng 1 lần vào lúc 7 – 10 ngày tuổi. Ðối với vịt đẻ, sử dụng vaccine 3 lần: Lần thứ 1 thực hiện vào lúc 7 – 10 ngày tuổi; Lần 2 có thể sử dụng ở 38 ngày tuổi (đối với đàn trong vùng có bệnh dịch tả hoặc đàn nuôi lứa trước có bệnh dịch tả) hoặc 10 – 11 tuần tuổi (đối với trường hợp còn lại); Lần 3 được thực hiện trước khi đẻ. Lặp lại định kỳ giữa chu kỳ đẻ để đạt bảo hộ tốt nhất.
Ngoài ra, để giúp đàn vịt có được trạng thái sức khỏe tốt nhất khi tiếp nhận vaccine, người nuôi có thể sử dụng sản phẩm Searup có thành phần là chiết xuất từ tảo biển, có tác dụng tăng cường miễn dịch cho vật nuôi. Liều dùng 0,5 – 1 ml/10 kg TT. Sử dụng 1 ngày trước và 2 ngày sau sử dụng vaccine.
Tăng đề kháng
Trong quá trình nuôi, cần thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc, quản lý. Cho vịt ăn đảm bảo đủ dinh dưỡng. Ðịnh kỳ bổ sung các chất bổ như vitamin, khoáng chất, chất điện giải cho vịt để tăng sức đề kháng cho vịt.