Nuôi trồng thủy hải sản là một trong những mô hình chăn nuôi phổ biến hiện nay. Thủy hải sản mang lai lợi ích kinh tế rất lớn và tiềm năng cho chúng ta. Tuy nhiên, việc nuôi trồng thủy hải sản là điều không thật sự dễ dàng. Đặc biệt là những khi giao mùa. Vào giao đoạn này rất có thể sẽ phát sinh rất nhiều các mầm bệnh. Các mầm bệnh này gặp môi trường nước thì sẽ càng lan rộng và làm cho việc nuôi trồng thủy hải sản trở nên khó khăn. Chúng có thể gây hại cho cá, tôm, mực,… bất cứ gì bạn nuôi trồng. Do vậy chúng ta cần phải chú ý đến việc chăm sóc cẩn thận. Sau đây là bài viết của wwassets về cách phòng cũng như trị để giúp việc nuôi trồng thủy hải sản trở nên tốt hơn.
Một số biện pháp trong nuôi trồng thủy sản
Trong nuôi trồng thủy sản, thì giai đoạn chuyển giao mùa rất quan trọng. Đây chính là thời điểm thuận lợi cho mầm bệnh trên cá phát triển rất nhanh. Chủ yếu là các bệnh về ký sinh trùng, nấm, vi khuẩn… Để giúp cá sinh trưởng và phát triển tốt trong giai đoạn này thì bà con cần thực hiện một số biện pháp sau:
Biện pháp đối với môi trường nước
Định kỳ 2 lần/tháng. Dùng vôi hòa với nước tạt đều xuống ao nuôi để khử trùng và diệt mầm bệnh trong nước ao. Liều lượng là từ 1 – 2kg/100m2.
Theo dõi diễn biến thời tiết, mầu nước, độ PH ( 7,0 – 8,5 ) của nước để kịp thời điều chỉnh.
Sử dụng chế phẩm EM gốc pha chế thành EM5 dùng xử lý đáy ao với liều lượng là 5L EM5/1000m2. Định kỳ 2lần/tháng.
Dùng chế phẩm sinh học làm sạch nước
Khi môi trường nước ao nuôi bị ô nhiễm; hay có những biến đổi bất thường là do một số nguyên nhân như: tảo tàn; chất hữu cơ trong ao nhiều giúp tảo phát triển mạnh. Tảo độc phát triển nhiều thì người nuôi cần thay nước; hoặc dùng một số các loại chế phẩm sinh học làm sạch nước cho ao nuôi. Ví dụ như TA – Gold, Zeofish…. Hoặc sử dụng Vicato, BKC… để xử lý tảo và làm ổn định môi trường ao nuôi. Liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Tăng cường ô xy cho cá
Vào những ngày thời tiết thay đổi khi thấy cá có hiện tượng nổi đầu bất thường. Do thiếu ô xy thì cần bơm nước sạch vào ao hoặc dùng quạt nước, máy đánh sóng. Điều này giúp để tăng cường oxy ngoài ra có thể dùng viên oxy để tăng hàm lượng oxy khi cần thiết. Liều lượng sử dụng 1 – 2 kg/ 1.000 m3 nước ao (liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất).
Các cách chăm sóc và phòng bệnh cho cá
Cho cá ăn thức ăn giàu đạm
Tăng cường sức đề kháng cho cá bằng cách cho cá ăn các loại thức ăn giàu đạm. Định kỳ 2 lần/tháng bổ sung vitamin C trộn vào thức ăn cho cá với liều lượng 2 – 5 g/100 kg cá nuôi. Kết hợp phòng bệnh cho cá, bằng cách định kỳ 1 lần/ tháng trộn tỏi tươi xay nhuyễn trộn vào thức ăn với liều lượng 50 g/100 kg cá. Cho cá ăn liên tục 3 – 5 ngày hoặc là thuốc tiên đắc 20g/100 kg cá cho ăn 3-5 ngày liên tục. Hoặc dùng chế phẩm EM tỏi cho ăn định kỳ 2 lần/tháng để phòng bệnh cho cá. Liều lượng là 1lít EM tỏi/10 kg thức ăn trộn ủ cho se viên thức ăn. Sau đó với cho cá ăn, cho ăn 3 – 5 ngày liên tục. Khi cá bị bệnh thì sử dụng liều lượng gấp đôi, cho ăn liên tục 7 – 10 ngày.
Xác định nguyên nhân và đưa ra biện pháp kịp thời
Thường xuyên quan sát hoạt động của cá nuôi. Khi có hiện tượng bất thường cần xác định nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời.
Khi thời tiết thay đổi đột ngột cần giảm lượng thức ăn của cá từ 40 – 50% so với lượng thức ăn cho cá ăn hàng ngày.
Dùng lá xoan bó thành từng bó thả xuống ao để diệt trùng mỏ neo với liều lượng 0,2 – 0,3 kg/m3 nước. Hoặc dùng chế phẩm sinh học chiết xuất từ lá xoan hay cây trâm bầu để diệt ký sinh trùng phòng bệnh cho cá.
Phòng bệnh cho cá bằng thảo dược
Cây tía đỏ
Cây tía đỏ thường được dùng để chữa bệnh đường ruột cho cá trắm cỏ. Khi dùng, lấy thân và lá cây băm nhỏ, nấu kỹ. Lấy nước trộn với thức ăn tinh rồi cho cá ăn lượng 0,2-0,5kg lá/kg thức ăn. Cho cá ăn liên tục trong 3-5 ngày.
Cây cỏ sữa lá nhỏ

Cây có phổ kháng khuẩn rộng. Có tác dụng cầm máu, trung hoà độc tố. Dùng 50g cây cỏ sữa khô hoặc 200g cây được giã thành bột + 20g muối cho 10kg trọng lượng cá ăn trong 1 ngày. Cho cá ăn liên tục trong 3 ngày