Hiện nay chăn nuôi lợn là hình thức chăn nuôi rất phổ biến. Khi lợn sinh sản sẽ sinh ra các lợn con. Lúc này các lợn con cần được chăm sóc rất đặc biệt nếu muốn chúng phát triển toàn diện nhất. Rõ ràng lợn con sẽ không có sức đề kháng cao cũng như các miễn dịch. Do đó chúng rất dễ bị mắc bệnh và gây hại cho chúng. Từ đó ảnh hưởng đến quá trình phát triển về sau. Có nhiều biện pháp giúp lợn con phòng ngừa bệnh và tránh được các nguy hại. Sau đây hãy cùng wwassets tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây.
Cách tiêm phòng để phòng bệnh cho lợn con
Tiêm phòng vắc xin hay tiêm bổ sung dinh dưỡng giúp lợn con khỏe mạnh, phòng chống bệnh tật. Phòng bệnh cho lợn con bằng cách tiêm phòng cần tiêm vào thời điểm và độ tuổi phù hợp.
Lợn con dưới 3 ngày tuổi
Bà con tiến hành tiêm sắt mũi 1. Việc bổ sung sắt sẽ giúp lợn khỏe mạnh, phát triển hệ xương vững chắc, tránh nhiều bệnh về liệt, thần kinh. Sức khỏe nâng cao giúp lợn có khả năng chống lại nhiều loại bệnh. Một số loại bệnh do tác động của thời tiết hay môi trường thay đổi.
Tiêm vắc xin phòng E.coli. Vi khuẩn E.coli dễ tăng sinh và phát bệnh trong đường ruột lợn sơ sinh. Tiên vắc xin phòng E.coli để ngăn chặn các bệnh tiêu chảy, phù thũng do E.coli gây ra. E.coli gây bệnh nguy hiểm, mức độ thiệt hại kinh tế lớn. Phòng bệnh cho lợn con cần tiến hành tiêm vắc xin phòng E.coli.
Lợn có độ tuổi từ 12 đến 13 ngày
Tiêm sắt mũi 2. Đây là mũi tiêm bổ sung lượng sắt hỗ trợ cho quá trình phát triển cho lợn sơ sinh. Sắt bị thiếu hụt mà sữa lợn nái không thể cung cấp đầy đủ cho lợn con.
Tiêm vắc xin phòng bệnh hen suyễn cho lợn. Lợn bị mắc hen suyễn rất phổ biến nên cần phòng bệnh cho lợn con từ bé.
Lợn có độ tuổi là 20 ngày
- Tiêm vắc xin phòng bệnh tai xanh lần 1 cho heo
- Tiêm một mũi vắc xin xoắn khuẩn lần 1. Cách 1 tuần sau bà con tiêm mũi thứ 2 để hoàn thành liệu trình.
- Tiêm mũi thứ 2 vắc xin phòng bệnh hen suyễn cho lợn con.
- Phòng bệnh cho lợn con bằng mũi tiêm vắc xin phòng phó thương hàn mũi 1.
- Tiêm vắc xin phòng bệnh giả dại.
- Nếu lợn mẹ chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh dịch tả, bà con tiêm phòng dịch tả cho lợn con vào thời điểm 20 ngày tuổi mũi 1.
Lợn con có độ tuổi từ 28 đến 30 ngày
- Phòng bệnh cho lợn con bằng tiêm vắc xin phòng bệnh phù đầu lợn.
- Tiêm một mũi phòng lở mồm long móng lần thứ nhất.
- Trong vòng 30 tới 34 ngày tuổi tiêm vắc xin phó thương hàn lần 2
- Nếu lợn mẹ đã tiêm phòng dịch tả trước đó, bà con sẽ tiến hành tiêm phòng bệnh dịch tả cho lợn con vào khoảng ngày thứ 35 đến 40 ngày tuổi.
Lợn con có 45 ngày tuổi
- Tiêm vắc xin dịch tả lợn con lần 2 (nếu mũi 1 tiêm trong ngày tuổi thứ 20).
- Tiêm phòng bệnh cho heo con mũi vắc xin tai xanh lần 2.
Lợn con ở độ tuổi 60 ngày
- Tiêm cho lợn con vắc xin phòng bệnh tụ huyết trùng.
- Tiêm phòng lở mồm long móng lần thứ 2.
- Tiêm mũi 2 vắc xin phòng bệnh dịch tả (trường hợp tiêm mũi 1 ngày tuổi thứ 35).
Lợn con có 70 ngày tuổi
Bà con tiến hành tiêm phòng bệnh đóng dấu lợn.
Lợn có độ tuổi từ 90 đến 100 ngày
Đây là thời điểm vắc xin phòng bệnh dịch tả lần thứ 3. Kết thúc liệu trình dùng vắc xin phòng bệnh cho lợn con.
Một số biện pháp phòng bệnh cho lợn con
Bên cạnh việc tiêm phòng vắc xin, bà con tiến hành các phương pháp phòng bệnh cho lợn con khác để hỗ trợ quá trình phòng bệnh tốt hơn. Cần làm tốt công đoạn này bằng cách sử dụng thức ăn nuôi heo thịt, heo con hợp lý.
Vệ sinh chuồng trại
Rửa dọn chuồng, xử lý phân và nước thải hàng ngày. Tiến hành tiêu độc, khử trùng, vệ sinh tổng thể chuồng trại, thiết bị chăn nuôi định kỳ 1 tuần 1 lần. Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, khô ráo và thoáng mát.
Điều chỉnh khẩu phần ăn
Phòng bệnh cho lợn con bằng cách điều chỉnh khẩu phần thức ăn cho heo con hợp lý. Tập ăn trước khi đổi cám, tập cho lợn thói quen ăn theo giờ. Cho ăn các thức ăn dễ tiêu hóa, không bị hết hạn, có dấu hiệu hỏng, nhiễm độc. Cho lợn ăn kèm các chế phẩm vi sinh, men tiêu hóa để nâng cao hệ miễn dịch, sức đề kháng
Kiểm soát các khả năng có thể gây bệnh
Hạn chế cho người lạ, vật nuôi ra vào khu vực chuồng trại. Khử trùng trước khi vào chăm sóc và cho ăn. Phòng bệnh cho lợn con bằng cách cách ly các đàn lợn mới nhập trại. Sau khi theo dõi và phòng bệnh mới đưa về gian chuồng nuôi.
Tiêm phòng đầy đủ cho lợn nái
Tiêm phòng đầy đủ cho lợn nái trước khi cho phối giống. Chửa đẻ để lợn con được phòng bệnh ngay từ khi sinh ra. Những ngày đầu sơ sinh lợn con có sức đề kháng kém hơn. Vì vậy cần phòng bệnh cho lợn con bằng cách tiêm phòng cho lợn nái.
Ngoài việc áp dụng những phương pháp tiêm phòng chuyên nghiệp, bà con cũng cần chú tới công tác vệ sinh, chăm sóc và phòng bệnh. Bước phòng bệnh càng hiệu quả thì hiệu quả chăn nuôi sẽ càng cao.
Bệnh dịch tả ở heo
Bệnh dịch tả heo do virut mang tên Suipes Tifer gây ra và heo mọi lứa tuổi đều mắc phải. Đây là bệnh truyền nhiễm đáng sợ lây trực tiếp từ heo bệnh sang heo mạnh sống chung chuồng với nhau qua thức ăn, nước uống và các dụng cụ trong chuồng có sẵn mầm bệnh. Từ đó, bệnh được truyền sang ruồi muỗi, chuột mèo, gà vịt và cả người chăm sóc heo để lây tràn lan sang các trại heo khác quanh vùng. Heo mắc bệnh này chết cả trăm phần trăm trong thời gian ngắn, chỉ 5 đến 7 ngày mà thôi.
Các triệu chứng
Heo bệnh nóng sốt đến 41 độ C, bỏ ăn, chỉ uống nhiều nước. Mắt heo bệnh nhiều ghèn, niêm mạc mắc đỏ, ở vành tai, vùng bụng xuất hiện nhiều mụn đỏ trước chỉ nhỏ bằng đầu que nhang sau lớn dần bằng mút đữa khiến heo đau đớn. Sau đó heo bệnh bị bại chân sau và chết. Nếu mổ heo bệnh ta sẽ thấy các bộ phận nội tãng của nó đều có hiện tượng xuất huyết.
Cách phòng bệnh
Bệnh dịch tả heo tuy chưa có thuốc đặc trị, nhưng đã có thuốc ngừa dịch tả heo. Vì vậy nên chích ngừa đúng định kỳ cho heo mọi lứa tuổi. Heo con mới 4 tuần tuổi đã chích ngừa được bệnh này.