Nuôi cá là một trong những mô hình nuôi trồng thủy hải sản được ưa chuộng. Nó giúp mang lại tiềm lực kinh tế cực kỳ lớn. Tuy nhiên vì đây mà việc nuôi trồng dưới nước nên điều đó hoàn toàn không dễ dàng. Có rất vấn đề cần quan tâm để giúp cá có thể sinh trưởng, phát triển một cách tốt nhất. Trong các việc quan tâm đó thì chống rét cho cá là điều không nên bỏ qua. Vào những thời điểm rét đậm rét hại thì rất có thể cá của bạn nuôi trồng sẽ bị chết nếu không biết cách xử lý. Nó sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế. Sau đây wwassets sẽ chỉ cho bạn một số biện pháp chống rét cho cá qua bài viết dưới đây.
Các biện pháp chống rét hại cho cá
Một số biện pháp chống rét tại thời điểm rét đậm rét hại cho cá nuôi trong ao, bể:
- Chủ động dâng mực nước trong ao lên tối thiểu đạt 2,0 – 2,5m.
- Thả bèo tây che phủ 1/2 – 2/3 diện tích ao về phía Bắc.
- Dùng các sọt tre đưa rơm rạ khô vào sọt. Sau đó cắm cọc dìm sọt xuống đáy ao; hoặc dùng rơm rạ bó thành từng bó. Dùng cọc cắm dìm xuống đáy ao làm nơi trú ẩn cho cá.
- Đối với những ao nuôi có diện tích nhỏ, bể nuôi lưu giữ cá thì làm giàn trên mặt ao. Bể che phủ bằng bạt nilon, dùng bạt dứa quây xung quanh bờ ao để làm tăng khả năng giữ nhiệt.

Chú ý chế độ chăm sóc và cho ăn
Nhiệt độ thấp hơn 14 độ C
Khi nhiệt độ nước xuống thấp dưới 14 0C ngừng cho cá ăn. Vì ở ngưỡng nhiệt độ đó động vật nuôi thủy sản gần như ngừng bắt mồi. Nếu đưa thức ăn xuống sẽ gây ô nhiễm môi trường ao nuôi.
Nhiệt độ lớn hơn 150 độ C
Khi nhiệt độ từ 150C trở lên, tranh thủ cho cá ăn vào thời điểm nhiệt độ cao nhất trong ngày. Bổ sung them vitamin C, B.complex vào thức ăn. Điều này nhằm tăng sức đề kháng cho cá với lượng dùng từ 3-5g/kg thức ăn. Với thức ăn công nghiệp nên chọn loại cám có hàm lượng đạm cao từ 28% trở lên. Vì hàm lượng đó sẽ giúp cá hồi phục sức khỏe sau thời gian chống rét.
Cách quản lý sức khỏe cho cá
- Khi nhiệt độ môi trường ấm trở lại thì người nuôi cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Định kỳ 15 ngày/ lần dùng vôi tỏa hoà nước té xuống ao, liều lượng dùng là 1 – 2kg/100m2.
- Thả thêm một số đối tượng sống đáy, có khả năng chịu rét như cá chép để khuấy động đáy ao, tránh hiện tượng cá nằm đáy ao bị chết.
- Khi thấy nước ao bị ô nhiễm, nên sử dụng các loại chế phẩm sinh học làm sạch nước cho ao nuôi. Ví dụ như TA – Gold, Zeofish…
- Trong suốt thời gian trú đông, tuyệt đối không được dùng lưới, các loại phương tiện đánh bắt cá. Tránh cá bị xây xát dẫn đến bị nhiễm bệnh và chết.
- Dọn sạch cỏ, rác trong ao và thức ăn thừa ở nơi cho cá ăn.
Đối với cá nuôi lồng
- Vệ sinh lồng nuôi và môi trường xung quanh khu vực nuôi cá.
- Đảm bảo chất lượng khi cá giống thả ra lồng.
- Đảm bảo chế độ ăn cho cá (chất lượng, số lượng).
- Tăng cường sức đề kháng cho cá ( cho cá ăn thuốc phòng và bổ sung Vitamin C ).
- Tính toán thời vụ thích hợp để chuyển cá ra lồng nuôi.
- Thay đổi tỷ lệ nuôi hợp lý.
- Ngư cụ hợp lý khi thu hoạch.

Đối với cá nuôi ở ao hồ nhỏ
- Làm sạch môi trường nước và ao nuôi
- Nguồn nước lấy vào ao phải sạch;
- Ao quang đãng, xung quanh ao không có cây cối rậm rạp;
- Trước khi thả cá tháo cạn nước, phơi đáy ao và tẩy bằng vôi bột với lượng 10 – 15 kg cho 100 m2;
- Vớt hết thức ăn thừa (nhất là cỏ, lá) trước khi cho cá ăn lần mới.
- Tăng sức đề kháng cho cá
- Chọn cá giống khoẻ mạnh, không bị xây xát, không dị hình.
- Không thả cá quá nhỏ, không nên nuôi cá với mật độ quá dày.
- Tránh làm cá bị sốc: cá giống mới mua về cần để cá có thời gian quen dần với nước ao, bằng cách té nước ao vào thùng, chậu đựng cá giống; hoặc ngâm cả túi cá xuống ao. Sau đó chờ 15 phút để cho nhiệt độ trong túi và nước ao cân bằng nhau, rồi thả cá ra ao.