Nuôi vịt thả đồng là một trong những phương pháp chăn nuôi phổ biến hiện nay. Với hình thức nuôi thả đồng, vịt hoạt động nhiều giúp cho thịt săn chắc, thơm ngon. Do đó, hiện nay, các loại vịt thịt hoặc vịt đẻ được áp dụng mô hình nuôi này. Khi nuôi vịt thả đồng, nên tiến hành úm vịt trong vòng 1 tuần đầu. Sau 1 tuần, nông hộ có thể thả vịt ra làm quen với môi trường trong ngày nắng ấm. Khi trời tối, nên lùa vịt về chuồng. Dưới đây là kỹ thuật nuôi vịt thả đồng chi tiết nhất nông hộ nên tham khảo.
Chi tiết cách nuôi vịt thả đồng
Chọn con giống
Chọn vịt giống: chọn vịt “nóng” tức là vịt vừa mới nở ráo lông, chân láng, lông đuôi thẳng, rốn khô chứng tỏ vịt nở đúng ngày. Tránh chọn vịt giống “nguội” chân khô, rốn còn ướt, chéo mỏ sẽ rất khó nuôi, tốn hao nhiều khi nuôi.
Kỹ thuật nuôi vịt con 1 tuần đầu
Phương pháp chăn vịt thả đồng:
Chăm sóc vịt ngày đầu tiên
Ngày đầu tiên: Thả ngay vịt con xuống nền, không để lâu trên nong nia khi mới bắt về vì vịt cách độ ẩm của đất lâu da chân vịt sẽ dễ khô bước chân đi cứng không linh hoạt, khó nuôi sau này. Tiếp đó thả vịt trong từng mành rộng số lượng 100-150 vịt con, cố gắn luôn ấm áp. Không để vịt bị lạnh lâu đẫn đến đễ chết về sau. Cho vịt ăn tắm trộn với hành xắt nhuyễn khoảng 10 giờ sau khi nở. Khối lượng hành khoảng 1/3 khối lượng tấm. Vào ban đêm chan vịt ra đừng để nằm đè lên nhau khiến vịt yếu bị ngộp chết hay què chân cẳng. Có thể úm bằng đèn bão hay đèn điện, không cần lót nhiều rơm mà chỉ cần một lớp bao cũ hay lớp rơm mỏng là đủ.
Chăm sóc vịt từ ngày thứ 2
Ngày thứ hai: Cho ăn như ngày đầu tiên, thả vịt con ra tắm nắng quần chân cẳng. Cho vịt uống nước sạch ở trên bờ, sau đó từ ngày thứ 3-4 có thể lùa vịt con xuống mặt nước cạn, sạch khoảng 5 phút rồi lùa lên lại cho vịt quen uống nước vừa tập rỉa lông. Cố gắn làm như vậy nhiều lần trong ngày vì để muộn quá vịt không quen rỉa lông nên khi nước đẩm lông vịt có thể bị lạnh yếu hoặc chết, có khi vịt bị chết đến 2/3 bầy cũng vì lý do như trên.
Ngày thứ 3 – 6: Thả vịt mỗi ngày khi trời nắng ấm và lùa về khi trời nắng gắt. Thức ăn vẫn là tấm, bột bắp trộn thêm hành khoảng 1/3 khối lượng thức ăn để giữ cơ thể vịt được ấm áp. Nếu thấy tỷ lệ vịt bị chết cao thì tăng cường thêm hành đến ½ khối lượng thức ăn.
Nuôi vịt thả đồng trong tuần thứ 2
– Ngày thứ 7 – 15: Được 7 ngày, vịt rất nhanh nhẹn, đuổi bắt được côn trùng, có khả năng cho vịt ra đồng gần thường xuyên khi trời nắng ấm và có chỗ bóng mát cho vịt con lên nghỉ ngơi rỉa lông. Thức ăn bao gồm gạo lức, bắp xây hay cả cám hỗn hợp và trộn thêm một ít hành xắt nhuyễn nếu trời lạnh và khi thấy vịt con khò khè vào ban đêm, phải tăng thêm lượng hành vào thức ăn. Không nên cho vịt ăn bằng máng hẹp, thau mà nên rải đều trên mặt đất, nếu nền không bằng phẳng phải trải bằng tấm nylon hay tờ giấy dầy khi cho vịt ăn để vịt không bị sướt mỏ, tránh vịt mạnh tranh ăn làm vịt lớn không đều.
Ban đêm không cần úm, chỉ nối mành mành rộng, che kín gió, ở dưới lót một lớp rơm hay cỏ khô. Nếu có một ngọn đèn bão để vịt thấy đường đỡ rộ lúc đêm. Cần bổ sung thêm tép tươi, tôm cua còng bằm nhuyễn trộn vào thức ăn cho vịt và vừa gọi vịt đến ăn khoảng 4-5 lần một ngày, liên tiếp năm ba ngày cho vịt quen tiếng (ngay cả tiếng dao bầm trên thớt), có thức ăn ngon vịt tranh nhau về. Điều này làm đỡ khó nhọc khi chăn đắt sau này.
Sau 2 tuần tuổi, nuôi thả vịt đồng ở tự nhiên
15 ngày trở đi: Khi vịt đạt 15 ngày tuổi trở đi có thể tập cho ăn lúa theo tỉ lệ 3 gạo + 1 lúa rải đều cho vịt ăn. Hết gạo xong đến lúa. Khi vịt ăn giỏi ta tăng ½ gạo lức + ½ lúa. Có nơi nấu cả 2 loại trên nhưng việc này không cần thiết (lúa ngấm cho mềm là được).
Vịt trên 1 tháng rưỡi tuổi mới có khả năng mò ăn lúa rơi vãi ở đồng ruộng. Vịt từ 25 đến 30 ngày tuổi bắt đầu dâm lông “huê” và lông vũ. Khi trên 1 tháng tuổi thì vịt bể tiếng và đâm lông ống. Vịt vàng lớn càng cần có chuồng rộng thông thoáng, yên lặng. Vì lúc này chúng rất nhát và ưa rộ ban đêm.
Xác định mùa vụ và thời điểm chăn thả
Việc xác định đúng thời điểm của các vụ lúa trong năm rất quan trọng. Để vịt tận dụng đến mức cao nhất các loại thức ăn tự nhiên sẵn có trên đồng ruộng. Nhằm giảm bớt chi phí cho chăn nuôi. Ở nước ta nuôi vịt chăn thả kết hợp với trồng lúa thường tập trung vào 2 thời điểm chính của các vụ lúa là:
Vào thời kỳ lúa đang sinh trưởng, thả vịt vào đồng ruộng để ăn các côn trùng, dế, nhện, ốc, cua, ruốc, hến, và trừ rầy cho lúa. Thời kỳ thu hoạch, thả vịt vào đồng ruộng để tận dụng lúa vơi vãi và nhiều động vật thuỷ sinh saun khi thu hoạch.
Tạm kết
Nhìn chung tình hình dịch bệnh cúm gia cầm khó lường như hiện nay nuôi vịt chạy đồng ngày càng khó khăn cho bà con chăn nuôi. Cũng như cơ quan quản lý chăn nuôi. Vì thế nên có biện pháp thay đổi phương thức chăn nuôi tốt hơn. Như chọn các giống vịt siêu nạc. Vịt siêu trứng con tăng trọng nhanh bà con có thể xem xét lựa chọn để năng cao nâng suất. Và hiệu quả kinh tế lâu dài bền vững.