Trước ảnh hưởng của dịch Covid, ngành giao thông vận tải, đặc biệt là vận tải hàng không bị tạm dừng trong thời gian dài. Hiện tại, chỉ một số ít chặng bay nội địa được phép hoạt động, và thực nghiệm nghiêm ngặt quy định phòng chống dịch của Bộ Y tế. Theo ông Phó trưởng phòng vận tải Hàng không, những chặng bay quốc tế phải đợi đến đầu năm 2022 mới có thể tiếp tục hoạt động. Trong thời gian này, việc cần thiết và quan trọng là phải nhanh chóng tiêm vắc xin toàn dân để tạo miễn dịch cộng đồng chống dịch.
Khủng hoảng ngành hàng không
Hàng không là một ngành có tầm quan trọng đặc biệt. Không chỉ trong phát triển kinh tế, mà còn đối với các vấn đề an ninh, quân sự và chủ quyền quốc gia. Trước đại dịch COVID-19, ngành hàng không thế giới có sự phát triển rất mạnh mẽ. Tính trung bình, ngành hàng không trên toàn thế giới đã tạo ra khoảng 65,6 triệu việc làm. Trong đó, có 10,2 triệu việc làm trực tiếp và hơn 55 triệu việc làm gián tiếp. Các hoạt động hàng không có tác động tới 2,7 nghìn tỷ USD các hoạt động kinh tế. Tương đương khoảng 3,6% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu.

Tuy nhiên, khi đại dịch COVID-19 bùng phát, nền kinh tế thế giới đã phải chịu nhiều thiệt hại to lớn. Mà ngành đầu tiên chịu tác động nặng nề nhất chính là ngành vận tải hàng không. Theo báo cáo của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) về tình hình hoạt động hàng không trong năm 2020. Lượng khách quốc tế và nội địa lần lượt giảm 1,38 tỷ và 1,32 tỷ hành khách. Giảm 74% và 50% so với năm 2019 và làm sụt giảm doanh thu lần lượt 250 tỷ và 120 tỷ USD.
Chuyến bay quốc tế
Ông Vũ Hồng Quang, Phó Trưởng Phòng vận tải Hàng không, Cục Hàng không Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết như vậy. Tại buổi tọa đàm “Phục hồi và phát triển du lịch trong điều kiện bình thường mới” sáng 14/10. Cục Hàng không Việt Nam đang phối hợp với nhà chức trách hàng không quốc tế. Triển khai đón các chuyến bay charter (thuê chuyến) đến Phú Quốc. Kể cả từ các điểm mà Việt Nam chưa có đường bay.
Theo ông Quang, quan trọng nhất hiện nay là việc tiêm phủ vắc xin. Để đến đầu 2022 có thể mở lại các chuyến bay quốc tế thường lệ. Tại buổi làm việc với Tổng cục Du lịch ngày 13/10 về việc chuẩn bị các điều kiện để mở lại đường bay quốc tế tới Phú Quốc. Ông Quang cho hay các bên đánh giá đảo Ngọc hoàn toàn phù hợp. Và đã chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện để đón khách.
“Chỉ cần Phú Quốc đón 1-2 đến 5 chuyến bay quốc tế thành công. Thì có thể áp dụng với Khánh Hòa, Quảng Ninh… Tiến tới mở rộng các chuyến bay quốc tế thường lệ ra các địa phương khác từ đầu năm 2022”, ông Quang nói.
Đường bay nội địa
Về các đường bay nội địa, ông Quang chia sẻ, việc mở lại một số đường bay thí điểm trong vòng 10 ngày. Từ 10-20/10 là bước tập dượt của các sân bay, hãng hàng không. Từ đặt vé, xét duyệt hành khách đủ điều kiện an toàn, làm thủ tục, trên máy bay, hạ cánh, ra khỏi sân bay. Và phối hợp chặt chẽ với địa phương để tiếp nhận và theo dõi sức khỏe hành khách.
“Chúng tôi sẽ sơ kết từng chuyến bay, từng ngày bay để báo cáo Bộ GTVT. Từ đó mở rộng đường bay, tần suất, đối tượng hành khách hơn. Trong giai đoạn này, các hãng hàng không cũng chưa đưa ra mục tiêu lợi nhuận”, ông Quang cho hay.

Ông Đặng Anh Tuấn, Trưởng Ban truyền thông của Vietnam Airlines, thông tin hãng này đang thực hiện 16 đường bay. Duy nhất đường bay Hà Nội – TP.HCM là đông khách, với những chuyến bay gần như kín chỗ trong ba ngày 10-12/10. Hay các chuyến bay giữa TP.HCM và Thanh Hóa, Huế được đặt chỗ nhiều. Còn lại, với các đường bay khác, khách vẫn còn băn khoăn, lo lắng. Nên chỉ thăm dò, rất ít khách, như bay đến Nha Trang, Phú Yên…
Thí điểm ngành hàng không
Bộ GTVT cũng vừa đồng ý bổ sung 2 đường bay TP.HCM – Cà Mau và Hà Nội – Điện Biên. 1 chuyến/ngày với mỗi đường bay, vào danh sách các đường bay nội địa khai thác thí điểm. Như vậy, tổng số đường bay khai thác trong giai đoạn thí điểm là 21 đường bay. Với 21 chuyến bay khứ hồi/ngày, gồm đường bay từ TP.HCM đi Bình Định/Đà Nẵng/Huế/Khánh Hòa/Nghệ An/Phú Yên/Quảng Bình/Quảng Nam/Thanh Hóa/Hải Phòng/Phú Quốc/Gia Lai/Rạch Giá/Cà Mau tần suất 1 chuyến khứ hồi/ngày; đường bay từ Hà Nội đi TP.HCM/Đà Nẵng/Điện Biên tần suất 1 chuyến khứ hồi/ngày.
Đường bay Đà Nẵng/Cần Thơ/Đắk Lắk tần suất 1 chuyến khứ hồi/ngày. Đường bay từ Thanh Hóa đi Lâm Đồng tần suất 1 chuyến khứ hồi/ngày. Riêng đường bay Hà Nội – Cần Thơ được khai thác linh hoạt. Khi có yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.