Hiện nay, có rất nhiều mô hình nuôi tồn thuỷ sản đem lại giá trị kinh tế cao cho bà con nông dân. Mô hình nuôi đa dạng với nhiều thuỷ sản như: tôm, hào sữa, cua đồng,… Vừa qua, tại tỉnh Đăk Lăk đã thành công xây dựng được một mô hình nuôi trồng lồng bè với hai thuỷ sản là cá diêu hồng và cá rô phi. Được biết, những hộ tham gia nuôi trồng sẽ được hỗ trợ lên đến 70% con giống và những thức ăn cùng chế phẩm sinh học. Hơn hết, tại đây cán bộ đã không ngừng khuyến khích người dân thường xuyên theo dõi và chăm sóc đàn cá. Để biết thêm về mô hình nuôi lồng bè bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của Wwassets.
Mô hình nuôi trồng lồng bè trên sông gắn với tiêu thụ sản phẩm
Tỉnh Đắk Lắk hiện có khoảng 42.000 ha diện tích mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản. Trong đó, tiềm năng để phát triển nuôi cá lồng bè rất lớn. Tuy nhiên việc phát triển nuôi cá lồng còn hạn chế về các mặt (quy mô, đối tượng, năng suất), các mô hình mang tính nhỏ lẻ, tự phát, thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật. Để nhằm phát triển nghề nuôi cá trong lồng bè trên sông. Và hồ gắn với tiêu thụ sản phẩm ngày càng bền vững và mở rộng. Trung tâm Khuyến nông – Giống Cây trồng, Vật nuôi và Thủy sản tỉnh Đắk Lắk đã lần lượt xây dựng mô hình trình diễn từng đối tượng. Tại từng địa phương để từng bước nhân rộng và phát triển.
Để nghề nuôi cá trong lồng bè phát triển và bền vững, Trạm Khuyến nông huyện EaKar. Tỉnh Đăk Lăk đã xây dựng mô hình nuôi lồng bè. Với hai đối tượng là cá rô phi và cá diêu hồng. Có 03 hộ tham gia mô hình với tổng diện tích lồng 105m3. Tham gia mô hình, các hộ được hỗ trợ 70% con giống. Thức ăn và chế phẩm sinh học, được tập huấn hướng dẫn kỹ thuật như: cách lắp đặt, vệ sinh lồng bè theo quy cách phù hợp; vệ sinh khử trùng lồng và khu vực nuôi, xác định vị trí đặt lồng… chăm sóc nuôi dưỡng cá trong lồng bè. Cách phối trộn thức ăn từ nguyên liệu tại chỗ. Biện pháp phòng bệnh gây hại cho cá. Ghi chép nhật ký “Sổ theo dõi mô hình” làm căn cứ hạch toán…
Những chỉ tiêu kỹ thuật của mô hình vượt với những yêu cầu đươc đặt ra
Cán bộ khuyến nông thường xuyên bám sát cơ sở để theo dõi. Hướng dẫn các hộ chăm sóc nuôi dưỡng đàn cá. Sau 06 tháng thả nuôi, mô hình nuôi cá rô phi có tỷ lệ sống 80%. Trọng lượng thu hoạch hơn 0,8 kg/con, năng suất đạt hơn 64 kg/m3. Còn mô hình nuôi cá diêu hồng, sau 03 tháng nuôi tỷ lệ sống đạt 85%. Trọng lượng bình quân 0,4 kg/con. Năng suất tại thời điểm đánh giá là 34 kg/m3. Sau 15 ngày giãn cách xã hội do dịch bệnh Covid 19. Đến ngày 20/4/2020 Trung tâm đã tiến hành thả 4.000 con cá giống lăng nha. Với kích cỡ 18 cm/con và bàn giao 04 bao cám (40% độ đạm) cho 02 hộ tham gia thực hiện mô hình.
Các chỉ tiêu kỹ thuật của mô hình đều vượt so với yêu cầu đặt ra. Theo tính toán với giá bán bình quân tại thời điểm cá rô phi đạt trọng lượng 0,8kg/con là 35.000 đồng/kg. Thì mô hình sẽ thu lợi nhuận hơn 30 triệu đồng/45m3 lồng trong thời gian nuôi 6 tháng. Hiệu quả đạt được của mô hình đã tạo động lực thúc đẩy bà con ngư dân mạnh dạn đầu tư vốn. Thay đổi phương thức sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất.