Bệnh phó thương hàn ở gà được viết tắt là PTH. Đây là chứng bệnh bởi virus Salmonella, nhưng cụ thể là chủng nào thì chưa biết cụ thể. Salmonella hiện nay có tới 3 chủng khác nhau với mức độ nặng nhẹ khác nhau. Với chủng mạnh nhất thì chúng khiến gà con bị mắc bệnh nhiễm khuẩn máu. Thêm nữa là không chỉ gà, nhiều gia súc gia cầm khác cũng có thể mắc bệnh này. Bởi vậy mà chúng ta cần chăm sóc gà thật kỹ lưỡng. Hãy phòng bệnh trước để tránh mắc phải, sau đó nếu đã lỡ rồi thì chúng ta sẽ phải sử dụng tới những phương pháp điều trị.
Nguyên nhân gây bệnh
- Chủ yếu do S.typhimurium, sau đó là S. enteritidis.
- Thời tiết lạnh, ẩm tăng nguy cơ nhiễm bệnh.
- Nhiều chủng Salmonella còn có nguồn gốc từ động vật khác, ngũ cốc, bột thịt…
- Vi khuẩn dễ bị tiêu diệt bằng các hóa chất sát trùng và nhiệt độ trên 80°C.

Con đường lây nhiễm
- Vi khuẩn có khả năng truyền dọc hay xâm nhập qua vỏ trứng.
- Nhiễm từ môi trường, từ thức ăn chế biến không qua nhiệt, đặc biệt từ thức ăn, bột thịt, bột xương nhiễm khuẩn.
- Gà bệnh thải mầm bệnh, chuột ăn xác chết đều có nguy cơ nhiễm và phân tán nguồn bệnh.
Triệu chứng nhận biết
- Gà con bị phó thương hàn rất mẫn cảm và bệnh nhiều ở gà dưới 2 tuần tuổi.
- Thể cấp tính là nhiễm khuẩn huyết và tỷ lệ chết là 15-20% và nhiều ở gà 4-7 ngày tuổi. Gà khỏi bệnh trở thành vật mang trùng và reo rắc mầm bệnh.
- Gà nhỏ ỉa chảy, lông xù, mắt nhắm nghiền, bỏ ăn, khát nước, túm tụm, lỗ huyệt dính bết phân, gầy rạc, khô đét và chết.
- Gà lớn kháng bệnh tốt, không biểu hiện triệu chứng lâm sàng, ít chết, mà chỉ ăn ít, ỉa chảy và giảm đẻ.
Biểu hiện bệnh tích
- Gà dưới 4 ngày tuổi khó thấy bệnh tích, trừ khi nhiễm khuẩn máu.
- Gà lớn tổn thương chính tập trung ở ruột: Viêm ruột, thành ruột dày lên, phủ một lớp bựa trắng như pho-mát ở manh tràng và ruột già.
- Nhiều điểm hoại tử ở gan, lách, đôi khi cả ở phổi và viêm phúc mạc.
- Một số trường hợp có viêm khớp hoặc viêm khửu
- Gà mái đẻ buồng trứng teo nhỏ, trứng non chuyển từ đỏ sang trắng.
Hướng dẫn phòng bệnh
- Gà ốm bỏ ăn, nên biện pháp hữu hiệu là pha kháng sinh với nước uống.
- Luôn ổn định nhiệt độ chuồng úm thích hợp, khô ráo.
- Dùng một trong các kháng sinh cho hiệu quả cao như:
- GENTADOX W.S.P : 1g/10kg thể trọng, dùng liên tục 3-5 ngày.
- BIO-AMOXYCOLI : 1g/10kg thể trọng, dùng liên tục 3-5 ngày.
- Kết hợp thêm HAN PARA C và HAN – LYTEVIT C để hạ sốt, tăng sức đề kháng và chống mất nước.

Làm sao để điều trị?
- Trộn Tetracylin hoặc Oxytetracyclin vào thức ăn, trộn 1 – 2g với 10kg thức ăn, cho ăn 5 – 7 ngày Streptomycin: Tiêm bắp hoặc dưới da liều 50 – l00 mg/kg thể trọng
- Hòa dung dịch B complex vào nước cho uống: 50ml pha với 3l nước cho 100 gà uống.
- Trợ sức và nâng cao thể trạng gà
- Ngoài việc sử dụng thuốc trị bệnh thương hàn gà, người nuôi cần bổ sung thêm các chất điện giải, vitamin, men tiêu hóa, khoáng chất để tăng cường sức khỏe cho gà nuôi.
Bệnh phó thương hàn ở gà diễn biến rất phực tạp, tỷ lệ chết có thể lên đến 100% nếu không khắc phục kịp thời. Vì thế, các chuyên gia khuyến khích người nuôi nên định kỳ xét nghiệm bệnh, chẩn đoán và sàng lọc những con bị nhiễm bệnh, từ đó cách ly và có các biện pháp phòng trị hiệu quả nhất. Nếu trong trường hợp dịch bệnh đã lan rộng thì cần sự tư vấn từ cơ sở thú y gần nhất, tiêu hủy khi cần để tránh lây lan sang các vùng lân cận.