Chạch đồng là một trong những thực phẩm được săn đón hàng đầu trong thời gian gần đây. Chạch có rất nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là protit, photpho và sắt là những dưỡng chất chứa đa số trong thịt chạch. Bên cạnh đó, giá bán của chạch đồng cũng khá cao, chính vì vậy nên rất nhiều hộ dân đã đầu tư những đồng, ao nuôi chạch đồng như một hình thức kinh doanh với mức lãi đã được đã bảo. Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ cho các bạn một số kinh nghiệm về nuôi thả, chuẩn bị ao nuôi… để các bạn có thể kiếm thêm những khoản thu nhập từ loại hải sản này.
Chạch đồng hiện đang rất đắt hàng trên thị trường
Hiện nay chạch đồng trong tự nhiên bị suy giảm nghiêm trọng do đánh bắt tùy tiện, dùng các phương tiện hủy diệt như xung điện, dùng nhiều loại thuốc hóa chất trong nông nghiệp. Vì vậy giá chạch thương phẩm liên tục tăng và khan hiếm, nhiều nơi gọi chạch là “sâm đất” bởi chúng có giá trị rất cao trong bồi bổ sức khỏe.
Để biết thêm về mô hình nuôi chạch đồng, chúng tôi xin hướng dẫn vắn tắt quy trình nuôi chạch thương phẩm để bà con nghiên cứu áp dụng.
Chuẩn bị ao nuôi chạch
Bà con có thể nuôi chạch ở ao đất, bể xi măng, bể lót bạt. Tùy theo điều kiện đầu tư để quyết định diện tích nuôi. Nên thiết kế ao, bể có diện tích vừa phải, từ 5- 10 m2 để dễ chăm sóc, quản lý, thu hoạch. Ao, bể chủ động nước, cống lấy nước vào, tháo ra đối diện nhau là tốt nhất, đảm bảo mát về mùa hè, ấm về mùa đông.
Quản lý ao nuôi
Trong quá trình nuôi, thường xuyên theo dõi màu nước, các yếu tố môi trường để có biện pháp xử lý kịp thời. Cho cá ăn đầy đủ để cá lớn nhanh và tăng sức đề kháng, cá ít bị bệnh. Định kỳ thay nước trong ao để tránh bị ô nhiễm.
Khoảng 5 – 7 ngày thay nước một lần, lượng nước thay từ 30 – 50% lượng nước trong ao. Tùy vào độ lớn của cá mà thời gian thay nước rút ngắn. Định kỳ tháng/lần kiểm tra bệnh tật và tốc độ phát triển của cá.
Định kỳ 2 lần/tháng bón vôi xuống ao với lượng 2kg/100 m2 ao để phòng bệnh cho cá. Thường xuyên quan sát hoạt động bơi lội và khả năng bắt mồi để nắm bắt tình hình sức khỏe của cá và có chế độ chăm sóc hợp lý. Trong ao nên thả bèo tây để tạo chỗ trú ẩn và tránh nóng, tránh rét cho cá và làm rào chắn xung quanh ao nuôi để ngăn ngừa địch hại xâm nhập, tránh thất thoát.
Chọn nguồn giống
Để tránh hao hụt nhiều, bà con nên mua giống cỡ lớn (khoảng 300 con/kg), chọn con giống đều cỡ, màu sắc tươi sáng, khỏe mạnh, không xây xát, không bệnh tật.
Quản lý và chăm sóc chạch đồng
Trước khi thả phải tắm chạch giống để phòng bệnh bằng nước muối 3% thời gian từ 10-15 phút, hoặc tắm bằng povidine liều lượng 5ml/m3 nước. Mật độ thả 50-100 con/m2. Chạch dễ nuôi hơn lươn, thức ăn của chạch đơn giản hơn.
Chạch ăn mùn bã hữu cơ, khi chạch còn nhỏ cho ăn thức ăn có độ đạm trên 30%. Sau đó giảm dần, nuôi 30 ngày sau dùng thức ăn có độ đạm 20 -25%. Ngày cho ăn 2 lần (sáng, chiều tối). Trung bình 1,4 kg thức ăn cho 1 kg chạch thương phẩm. Sau 3 tháng là có thể bán thương phẩm.
Phòng và trị bệnh cho chạch
- Phòng bệnh: Chạch ít bị bệnh hơn lươn. Tuy nhiên nếu để nước ô nhiễm nhiều ngày thì chạch cũng dễ bị bệnh. Chạch có thể bị nấm, đốm đỏ lở loét, bệnh đường ruột… Để phòng bệnh nên trộn thêm vitamin C, men tiêu hóa vào thức ăn cho chạch. Định kỳ cho ăn 2 lần/tháng, mỗi lần 3-5 ngày liên tục. Ngoài ra còn phải cho ăn 4 đúng (đúng chất lương, đúng số lương, đúng thời gian, đúng vị trí). Chú ý thay nước định kỳ không để nước ô nhiễm.
- Trị bệnh: Khi phát hiện chạch bị nấm có thể tắm cho chạch bằng các loại hóa chất sau: nước muối 3%; hoặc KMn04 liều lượng 20g/m3 nước, thời gian 10-15 phút.
Trộn kháng sinh vào thức ăn cho chạch ăn.
Lưu ý khi thu hoạch
Khi chạch đạt giá trị thương phẩm, trước khi xuất bán không cho chạch ăn trước 1 ngày. Không dùng kháng sinh trước khi xuất bán 15 ngày. Đánh bắt cẩn thận không để chạch xây xát, cho chạch vào thùng xốp, không cho nước. Hoặc cho ít nước để chạch không bị khô da.