Bệnh nấm phổi vịt là bệnh do nấm Aspergillus fumigatus gây ra, biểu hiện bằng tổn thương đường hô hấp như khí quản bị vàng và xuất hiện các nốt nấm (như hạt vỡ) trong phổi khiến vịt thở khó và gây tử vong. Bệnh thường nặng khi dưới hai tuần tuổi, nhưng thỉnh thoảng xuất hiện ở vịt lớn và chết lẻ tẻ.
Do vịt có triệu chứng thở gấp nên người nuôi rất dễ nhầm lẫn với các bệnh đường hô hấp khác, ngoài ra bệnh nấm phổi thường kèm theo các bệnh thứ phát khác như bại liệt, E. coli, thương hàn do trực khuẩn pestis. Do đó, việc chẩn đoán, chẩn đoán và điều trị gặp rất nhiều khó khăn. Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu về bệnh nấm phổi vịt và một số nguyên nhân, triệu chứng, bệnh tích và cách điều trị của bệnh.
Nguyên nhân gây ra bệnh
Bệnh nấm phổi trên vịt do nấm Aspergillus gây ra, có nhiều loài, trong đó Aspergillus fumigatus là phổ biến. Bào tử nấm phát triển trên thức ăn (ngô, đậu nành, lúa,…) rơm rạ, chất độn chuồng.
Bệnh thường xảy ra do chuồng trại kém thông thoáng, ẩm độ cao là điều kiện thích hợp để bệnh phát sinh. Bệnh xảy ra do vịt nuốt phải bào tử nấm, vào cơ thể gây ra những nốt hay những mảng trong phổi và các túi khíII. Triệu chứng nấm phổi trên vịt:
- Đối với vịt con: thường ở thể quá cấp tính và cấp tính với triệu chứng kém ăn, thở thó, mũi chảy nước và tiêu chảy.
- Đối với vịt lớn: thường biểu hiện ở thể mãn tính, cơ thể suy yếu dần với triệu chứng thở khó, giảm ăn, khát nước.
Bệnh tích thường gặp
Bên trong xoang miệng có nhiều bựa trắng, xoang mũi có thể có ké nấm. Các túi khí trở nên dày hơn, có màu mờ đục. Các u hạt gia tăng về kích cỡ và thay đổi về hình dạng từ hạt tròn lồi (1mm); sang phẳng hoặc hình mảng lõm ở giữa (2-5 mm). Nó có xu hướng kết lại thành khối. Khí quản sần sùi, bám rất nhiều nốt casein màu vàng gây cho vịt khó thở; khi thở có tiếng rồ rồ (do không khí đi qua các khe hẹp), mệt nhọc.
Phổi có các hạt ké nấm như hạt tấm, màu trắng, xung quanh có dịch viêm vàng, cắt ké thấy có cục casein. Phổi bị viêm u hạt, dần mất màu, phù nề tích dịch. Nếu bệnh kéo dài phổi trở nên dai cứng và gan hóa dần dần. Nó không còn tính đàn hồi, bỏ vào trong nước phổi chìm.
Các nốt nấm cũng có thể xuất hiện trong xoang ngực, xoang bụng, các cơ quan nội tạng khác: tim, gan, lách, ruột, cơ, khớp,…. Gan bị phù, tích nước trên bề mặt gan, rìa gan vàng và một bên gan phì đại, một bên gan bị teo. Khi nhiễm lâu và nặng, trên gan xuất hiện các hạt lấm tấm màu trắng ngà khi nuôi cấy trên môi trường Sabouraud thì nấm phát triển rất nhiều. Lách hơi sưng, ruột có thể loét, dạ dày xuất huyết, …
Những nơi bị nấm bám đều gây tác động tại chỗ (viêm, loét, tê, bại,…). Nó còn tạo điều kiện thuận lợi cho các loại mầm bệnh khác nhau xâm nhập vào vịt bệnh. Ngoài ra độc tố nấm còn tác động toàn thân trên vịt.
Hướng dẫn cách phòng bệnh nấm phổi trên vịt
- Tránh sử dụng thức ăn bị ẩm mốc, chăn thả trên đồng quá cũ (lúa, rơm rạ bị nhiễm nấm).
- Chuồng trại giữ khô ráo, thông thoáng, thường xuyên thay chất độn chuồng.
- Định kỳ thực hiện tiêu độc sát trùng chuồng trại trung bình 02 lần/tuần.
- Dùng Nistatin – 56 phòng bệnh với liều 01 kg/ tấn thức ăn.
Hướng dẫn cách trị bệnh nấm phổi trên vịt
- Xử lý nguồn lây truyền bệnh là thức ăn hoặc chất độn chuồng có nhiễm nấm như: cắt thức ăn nghi ngờ bị nhiễm nấm, thay bằng thức ăn mới, thay chất độn chuồng.
- Tạo môi trường không thuận lợi cho sự phát triển của nấm: dùng NaHCO3 nghiền mịn pha nước cho vịt uống liều 01 viên/ 3-5 kg thể trọng.
- Dùng Iodine pha hàm lượng 1-2%o cho vịt uống.
- Dùng thuốc kháng nấm: Nystatin cho vịt uống, liều điều trị 03 ngày liên tục.
- Tiệu độc sát trùng chuồng trại: Iodine pha 15ml với 4 lít nước phun xịt chuồng trại.
- Tăng cường tiêu hóa, nâng sức đề kháng, giải độc cho vịt bằng cách dùng các chế phẩm sau: Gluco, Vitamin C
- Bổ sung thêm vitamin A vào khẩu phần thức ăn.
- Dung dịch CuSO4 1/2000 hoặc các thuốc kháng nấm như Nystatin, Mycostatin, Tricomycin… cho uống.