Những năm gần đây, người chăn nuôi ngan, vịt ở tỉnh thành trong cả nước ta thường xuyên bị bệnh bại huyết, gây thiệt hại về kinh tế và ô nhiễm một phần môi trường chăn nuôi. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này và có phương pháp điều trị tốt bà con cần nắm rõ những vấn đề sau: Bệnh bại huyết trên vịt và ngỗng do vi khuẩn Riemerella anatipestifer gây ra. Đây là loại vi khuẩn G (-) lây trực tiếp hoặc gián tiếp, đặc biệt là trên vịt, da của ngan bị hư, lông bị hư. Bệnh này thường xuất hiện sau thời tiết mưa ẩm kéo dài, tất cả các nhóm tuổi đều có thể bị ảnh hưởng. Nhưng vịt con từ 1-8 tuần tuổi dễ bị bệnh nhất và tỷ lệ chết cao.
Triệu chứng của bệnh

- Khẹc nhẹ và hắt hơi, mắt và niêm mạc mũi tiết dịch.
- Kém ăn, tiêu chảy phân xanh dẫn đến gầy, yếu nên luôn tụt lại sau đàn.
- Nếu bị kích động chúng chạy loạng choạng một đoạn rồi ngã nhào và nằm ngửa ra.
- Bơi thành vòng tròn trên mặt nước.
- Khi đi đầu lắc lư, chân khập khiễng, xã cánh.
Bệnh tích thường gặp
Thể quá cấp

- Màng tim bị viêm có dịch vàng.
- Màng gan bị viêm có lớp dịch dịch đục.
- Túi khí thường hơi đục hoặc dày lên ở một số điểm.
- Viêm túi khí có Fibrin
- Viêm màng bao tim, viêm màng bao gan
Thể cấp
- Bề mặt gan phủ một lớp fibrin dày đục
- Túi khí viêm nặng và dai, chắc
- Thận tích urate.
- Ở xoang mắt đôi khi cũng có chất bã đậu trắng.
- Viêm màng não
Cách điều trị bệnh

- Chuyển đàn vịt lên cạn và cố định chỗ nhốt
- Không để đàn vịt khác đến gần đàn vịt có bệnh
- Tách riêng vịt có triệu chứng bệnh
- Tạo điều kiện cho đàn vịt ăn uống trên cạn
- Tiêu độc chỗ nhốt vịt hàng ngày
- Tiêu hủy vịt chết
Cách thức phòng bệnh
Để phòng bệnh đạt kết quả cao nên tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Vệ sinh và sát trùng
- Khu chăn nuôi: Tạo hàng rào cách ly khu vực chăn nuôi với môi trường bên ngoài, nhằm ngăn chặn người lạ, động vật vào khu vực chăn nuôi.
- Ngoài chuồng: Rắc vôi bột sung quanh chuồng nuôi và lối đi một lớp dày 1-2cm tạo vành đai nhằm loại trừ các nguyên nhân gây bệnh.
- Tiểu khí hậu chuồng nuôi: Đảm bảo về mật độ nuôi, thông thoáng và đủ nhiệt độ.
- Trong chuồng: Sát trùng định kỳ bằng: Bencocid, BKA, Paccoma, Iotdin …phun 2-3 lần/tuần.
- Môi trường nước: đối với chăn nuôi vịt, ngan môi trường nước rất quan trọng không chỉ mình nguồn nước uống mà nguồn nước ao hồ vịt ngan bơi lội, tắm… cũng cần vệ sinh xử lý môi trường nước bằng các chế phẩm sinh học để hạn chế mầm bệnh.
Bước 2: Kiểm soát bệnh bằng kháng sinh
Dùng một số loại kháng sinh để phòng bệnh cho đàn vịt, ngan từ 1-10 ngày hoặc khi thời tiết thay đổi, ẩm độ không khí tăng cao như: Colistin, Gentamycin, Ampi, amocycylin …Trộn thức ăn hoặc cho uống liên tục 3 ngày.
Bước 3: Tăng sức đề kháng, tiêm phòng
- Định kỳ bổ sung thuốc bổ cho đàn vịt, ngan các chất như: điện giải Gluco-KC, Bcomlex, B1…
- Tiêm phòng đầu đủ đúng quy trình các bệnh: rụt mỏ, viêm gan, dịch tả, cúm gia cầm…