Cá tra là loại cá khá phổ biến ở khu vực miền Tây và các địa phương thuộc lưu vực sông Mê Kông. Đây là loại cá được nuôi rất nhiều ở đây bởi chúng rất dễ sống, phát triển tốt và thích nghi nhanh với môi trường. Thế nhưng cá tra cũng rất dễ mắc phải các bệnh không đáng có mà cụ thể là bệnh gạo. Đây là loại bệnh chưa có thuốc chữa và được truyền từ các loại vi khuẩn rất có hại đối với cá tra. Những phương pháp phòng tránh và các xử lý khi cá bị bệnh sẽ có trong bài viết dưới đây. Hãy xem để biết thêm kinh nghiệm nhé.
Những bệnh thường mắc phải ở cá tra
Ngoài bệnh gan, thận có mủ, bệnh vàng da…trong thời gian gần đây các ao nuôi cá tra ở ĐBSCL nói chung và Vĩnh Long nói riêng đã xuất hiện phổ biến hiện tượng cá tra có những nang “gạo” lấm tấm trong cơ thể cá ở nhiều dạng khác nhau và được phát hiện khi mổ cá để quan sát nên gọi đây là bệnh “gạo”. Bệnh này tuy mới xuất hiện nhưng đã gây nhiều thiệt hại về kinh tế cho người nuôi cá tra. Khiến cho không ít người nuôi lo ngại và mất ăn mất ngủ vì chúng.
Khi ao cá bị nhiễm bệnh nặng có thể lây lan rất nhanh. Tuy tỉ lệ cá nhiễm bệnh chết không cao, nhưng cá bệnh sẽ kém ăn. Làm giảm năng suất và chất lượng thịt, do đó các nhà máy chế biến thủy sản từ chối mua. Hoặc cố ý hạ phẩm cấp chất lượng cá để mua giá rất thấp. Bệnh “Gạo” thường xuất hiện trong các ao nuôi cá tra thương phẩm từ giai đoạn cá giống đến cá thịt.
Nguyên nhân cá tra mắc bệnh gạo
Theo kết quả điều tra từ hộ nuôi cá tra thâm canh ở một số khá chắc chắn và nằm trong bào nang nên thuốc và hóa chất khó tiêu diệt được chúng. Một số nghiên cứu cho thấy bào nang của vi bào tử trùng có thể kháng lại một số chất khử trùng như chlorine, các thuốc diệt giun sán như Menbendazole hay Ivermectin… Cũng không có hiệu quả diệt các bào nang của vi bào tử trùng. Vì vậy, chúng ta cần phải có phương pháp phòng bệnh nghiêm ngặt cho các ao nuôi. Đặc biệt là xử lý triệt để những cá đã nhiễm bệnh nhằm hạn chế lây nhiễm cho các ao và vùng nuôi khác.
Myxosporea và Microspora là những thứ gây bệnh cho cá
Kết quả phân tích bằng phương pháp soi tươi, nghiên cứu mô bệnh học và sử dụng kỹ thuật PCR đã xác định các nang “gạo” xuất hiện trong cơ cá là do thích bào tử trùng Myxosporea và vi bào tử trùng Microspora. Bào tử của hai nhóm trùng này có kích thước và hình dạng khác nhau tùy theo loài. Nhưng vòng đời và quá trình xâm nhiễm trực tiếp ký sinh trong cá tương tự nhau. Bào tử ngoài môi trường nước có thể chui qua da. Mang hoặc theo đường tiêu hóa vào ký sinh trong các cơ quan nội tạng của cá. Như mang, dạ dày, ruột, gan… đặc biệt là vùng cơ là vị trí ký sinh ưa thích của chúng.
Sau một thời gian ký sinh bào tử bắt đầu sinh sản tăng nhanh số lượng và tổ chức xung quanh vùng nhiễm bệnh bị kích thích và thoái hóa sinh ra một lớp màng bao lấy các bào tử và hình thành bào nang. Bào tử thành thục có thể ký sinh trong cơ từ giai đoạn cá giống đến cá thịt. Hoặc có thể phá vỡ bào nang chui ra môi trường nước và tiếp tục xâm nhiễm vào cá khác để hình thành một chu kỳ sống mới. Ngoài ra, bào tử có thể phát tán ra môi trường nước từ cá nhiễm “gạo” chết nằm dưới đáy ao.
Triệu chứng của bệnh gạo
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy cá bệnh “gạo” không có dấu hiệu bệnh lý rõ ràng. Chỉ thấy cá chết rải rác hàng ngày. Ở những mẫu cá nhiễm “gạo” nặng thường có dấu hiệu bệnh do vi khuẩn (khá chắc chắn và nằm trong bào nang nên thuốc và hóa chất khó tiêu diệt được chúng.
Một số nghiên cứu cho thấy bào nang của vi bào tử trùng có thể kháng lại một số chất khử trùng như chlorine, các thuốc diệt giun sán như Menbendazole hay Ivermectin… cũng không có hiệu quả diệt các bào nang của vi bào tử trùng. Vì vậy, chúng ta cần phải có phương pháp phòng bệnh nghiêm ngặt cho các ao nuôi. Đặc biệt là xử lý triệt để những cá đã nhiễm bệnh. Nhằm hạn chế lây nhiễm cho các ao và vùng nuôi khác.
Phân bố
Cá tra nuôi thâm canh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Cách phòng và trị bệnh gạo ở cá tra
Hiện nay chưa có một loại thuốc và hóa chất nào đặc trị triệt để bệnh “gạo”. Tuy nhiên, có thể áp dụng các nguyên tắc sau để phòng bệnh đạt hiệu quả tốt.
Kiểm tra cá trong quá trình nuôi: Định kỳ mỗi tháng mổ khám 30 mẫu cá/lần. Đối với cá lớn thì kiểm tra từ 10-15 mẫu/lần. Nếu phát hiện có cá bị nhiễm “gạo” trong ao thì cần phải cách li đàn cá. Khử trùng dụng cụ nuôi, vớt hết cá bệnh ra khỏi ao và xử lý bằng cách nấu chín hay trộn với vôi sống và chôn dưới đất. Đặc biệt là tránh gây sốc cho cá trong giai đoạn nhiễm “gạo”. Và không vứt xác cá chết ra nguồn nước vì bào tử sẽ lây nhiễm ra các ao khác.
Việc trị bệnh “gạo” trên cá tra hiện nay chủ yếu được khuyến cáo từ các nhà sản xuất thuốc. Hoặc do kinh nghiệm của người nuôi. Tuy nhiên, các phương pháp trị bệnh này chưa có cơ sở khoa học vững chắc. Cho đến nay các nhà khoa học chưa tìm được loại thuốc nào đặc trị bệnh “gạo” trên các loài cá tra nuôi.