Cá chình là loại cá rất đa dạng về môi trường sống, chúng có thể sông trong cả môi trường nước ngọt và nước mặn. cá chình luôn tồn tại những kẻ thù có thể giết chết nó bất cứ lúc nào. Đó chính là những con vi khuẩn của bệnh nhiễm khuẩn mà có thể ký sinh lên người cá chình. Đây là một căn bệnh rất nguy hiểm ở cá chình. Chính vì vậy nên trong bài viết này mình sẽ giới thiệu đến cho bạn những cách để có thể ngăn ngừa và chữa trị sớm căn bệnh này ở cá chình. Cùng chú ý đón xem nhé.
Thông tin về cá chình
Cá chình loài cá có thể sinh sống ở môi trường nước mặn và nước ngọt. Chúng có hình dáng giống với những con lươn và là một trong những loại thực phẩm được ưa chuộng nhất tại Nhật Bản. Cá chình là dòng cá thuộc bộ cá chình. Tên tiếng anh là Anguilliformes. Cá chình là dòng cá di cư và có môi trường sống tương đối đa dạng. Chúng xuất hiện phổ biến từ Ấn Độ Dương cho đến Thái Bình Dương.

Cá chình có thân hình thuôn dài gần giống với loài lươn sông. Phần đầu của cá nhỏ và tròn giống với hình trái xoan. Mắt của cá chình khá bé, miệng lớn hơi nhếch lên, môi khá dày, răng khá nhỏ và dày tạo thành những dải răng. Phần vây lưng và vây hậu môn của chúng khá dài thường nối liền cùng với vây đuôi của chúng. Cá chình có vây ngực tròn – ngắn và đặc biệt là không có vây bụng.
Cá chình là loài hô hấp qua da và lớp da có rất nhiều nhớt. Phần lưng của cá thường có màu xanh đen, phần ngăn cách giữa lưng và bụng có màu vàng và phần bụng có màu trắng. Cá chình con thì có màu hơi xám ở lưng và vàng ở bụng. Tuy nhiên, màu sắc của cá chình còn phụ thuộc vào điều kiện môi trường sống để quyết định độ đậm nhạt của cá. Cá chình dễ mắc các bệnh về nhiễm khuẩn. Do vậy, bà con phải thự sự chú ý quan sát để phòng trừ bệnh sớm.
Bệnh nhiễm khuẩn Acromonas gây đổi màu ở cá
Dấu hiệu bệnh
Cá chình nhỏ mẫn cảm với bệnh hơn cá lớn, tỷ lệ cá chết do bệnh có thể đến 80%. Cá bị sẫm màu từng vùng, xuất hiện từng mảng đỏ trên cơ thể, hoại tử phần vây, mắt lồi mờ đục và sưng phù, xoang bụng chứa dịch, nội tạng bị hoại tử.
Phòng bệnh

Tránh nhiễm ký sinh trùng (nhóm nguyên sinh động vật), làm xây xát cá, nước bị nhiễm bẩn, mật độ nuôi quá dầy, hàm lượng ôxy hòa tan trong nước thấp.
Trị bệnh: Dùng dung dịch thuốc tím (KMnO4) liều lượng 1 – 2kg/1.000m3 nước.
Bệnh nhiễm khuẩn Pseudomonas do dinh dưỡng kém
Nguyên nhân: Do thả mật độ quá cao, dinh dưỡng kém, hàm lượng ôxy hòa tan thấp, ao quá giàu chất dinh dưỡng.
Dấu hiệu
Xuất huyết tạo thành những đốm nhỏ trên da, bề mặt cơ thể, phần bụng có thể chảy máu. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể phá hủy mô và các nội quan. Tỷ lệ cá chết do bệnh này có thể lên đến 70 – 80%.
Cách phòng và chữa bệnh
Giảm mật độ nuôi bằng cách san thưa cá ra. Cung cấp nguồn nước sạch, tắm cho cá bằng dung dịch thuốc tím (KMnO4) liều lượng 3 – 5gr/m3 nước đến khi cá có dấu hiệu sốc thì bắt cá ra.