Thông gió chuồng trại là một trong những khía cạnh quan trọng của chăn nuôi nhưng thường bị người chăn nuôi, kể cả những người chăn nuôi có kinh nghiệm và quy mô lớn bỏ qua. Việc thông gió ở bất kỳ thời điểm nào trong quá trình chăn nuôi gia súc, gia cầm đều có thể ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả chăn nuôi đặc biệt là giai đoạn sinh trưởng. Bài viết dưới đây của wwassets.com sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản về vấn đề thông gió trong chuồng trại chăn nuôi gà thịt.
Vai trò của hô hấp đối với vật nuôi

Thông gió là một yếu tố kỹ thuật có ý nghĩa rất quan trọng. Nhưng lại thường bị coi nhẹ, gây hậu quả rất lớn. Mọi con vật muốn sống đều phải liên tục hô hấp (hít vào và thở ra). Khí hít vào là khí sạch, khí thở ra là khí “bẩn”. Phản ứng hô hấp là quan trọng nhất trong tất cả các hoạt động bản năng: ăn, uống, thở, tự vệ… Nếu ngừng hô hấp sau 3 phút, con vật đã có thể chết, trong khi nó có thể nhịn khát 1 ngày, nhìn đói nhiều tuần. Để hô hấp tốt, con vật cần được cung cấp khí sạch (có đủ 21% ôxy).
Phân tích khoa học trong quá trình hô hấp của vật nuôi
Khi hít vào, không khí sạch có 79,01% Nitơ; 21% ôxy, 0,03% CO2; khi thở ra, lượng Nitơ không thay đổi đáng kể, nhưng nồng độ ôxy giảm đi khoảng 5%, chỉ còn 15,4%; nồng độ CO2 tăng lên đến 4,1%. Quá trình biến đổi đó là do phản ứng sau đây:
C6H12O6 + 6O2 = 6CO2 + 6H2O + Q
Chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng trong thức ăn chủ yếu là đường C6H12O6 được phản ứng với ôxy trong máu (phản ứng ôxy hóa, nhờ có ôxy không không khí hít vào) để tạo ra CO2; hơi nước (trong khí thở ra) và giải phóng ra năng lượng (Q). Năng lượng này phục vụ cho mọi hoạt động của con vật, kể cả tạo ra sản phẩm. Ngoài việc phải cung cấp khí sạch, cần phải được đẩy ra ngoài càng sớm càng tốt đặc biệt vào những lúc nhiệt độ cao, đó là lý do tại sao chuồng nuôi cần thông thoáng.
Lợi ích vượt trội của hệ thống thông gió
- Nhiệt độ và độ ẩm có lợi cho sức khỏe vật nuôi: Hệ thống này đem lại mức nhiệt độ 28±3 độ C và cân bằng độ ẩm ở mức 60-65%. Không khí được duy trì ổn định gần như không phụ thuộc vào nhiệt độ bên ngoài. Đây là điều kiện lý tưởng cho vật nuôi được tăng cường hệ miễn dịch vừa phòng ngừa nguy cơ bùng phát dịch.
- Tạo áp suất dương: Hệ thống làm mát công nghiệp đem lại bầu không khí tươi mát cho chuồng trại chăn nuôi đồng thời đẩy không khí nóng, mùi hôi và bụi bẩn bên trong ra bên ngoài vừa cản trở bụi bẩn, mùi hôi bên ngoài bay vào.
- Cấp khí tươi giàu Oxy: Máy làm mát nhờ động cơ quạt hút khí nóng từ bên ngoài tự nhiên rất giàu Oxy đưa vào bên trong hạ nhiệt độ nên không khí hoàn toàn tốt cho sức khỏe của sinh trưởng.
Cách quản lý hệ thống thông gió chuồng trại
Việc quản lý hệ thống thông gió có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Biện pháp thông khí tự nhiên là hiện tượng trao đổi không khí trong nhà và ngoài trời nhờ hệ thống cửa. Để thông gió tốt, người chăn nuôi cần hết sức chú ý đến thiết kế chuồng trại. Sai lầm phổ biến nhất là nhiều trang trại xây tường cho chuồng gà, đó là điều tối kỵ. Trong thực tế, do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là thiếu vốn và thiếu hiểu biết, nhiều nông hộ xây chuồng gà quá kín, không đảm bảo thông thoáng.
Tiêu chuẩn xây chuồng trại nuôi gà

- Nền: Cao tối thiểu 60 cm (so với vườn), tráng xi măng là tốt nhất. Nếu nuôi sàn, trên nền xi măng phải có độ dốc khoảng 3%. Có lớp độn lót dày tối thiểu 15 – 20 cm. Có hành lang rộng tối thiểu 1,2 m để đi lại, vận chuyển.
- Tường: Chuồng chỉ cao tối đa 60 cm. Phía trên “tường” này là lưới (B40) ở trong, bạt ở ngoài. Bạt sẽ luôn luôn mở, chỉ kéo khi trời mưa gió hoặc quá lạnh. Tường vào lưới cao tối đa 3 m.
- Trần: Ở phía trên, thường làm bằng một lớp bạt phản quang. Lưu ý phía trên trần phải là khoảng không, thông thoáng để chuồng không bị “om” khí nóng.
- Mái: Tốt nhất là có 4 mái, 2 mái dưới và 2 mái trên, cách nhau khoảng 40 cm. Mái cần lồng vào nhau khoảng 1 m để tráng hắt nước mưa khi gió to.