Bệnh hen ở gà chọi là một hội chứng thường gặp trong quá trình nuôi đối với những người chơi gà chọi và các trang trại chăn nuôi gà chọi. Bệnh này thường hay gặp ở gà thuộc mọi lứa tuổi và gây nên những thiệt hại to lớn cho người chăn nuôi. Bệnh có những biểu hiện giống nhau nên người nuôi đôi khi không phát hiện và khó phân biệt để có thể có phương pháp chăm sóc và điều trị đúng cách. Vì vậy đây là vấn đề được rất nhiều anh em chơi gà chọi quan tâm.
Biểu hiện khi gà nhiễm bệnh
Bài viết này sẽ giúp anh em nuôi gà chọi hiểu kỹ hơn về bệnh hen ở gà nói chung và gà chọi nói riêng, các triệu chứng, nguyên nhân gây ra bệnh hen và cách chữa trị bệnh hen ở gà chọi hiệu quả nhất. Anh em cùng tìm hiểu để biết cách chữa trị cho chiến kê của mình nhé!
Là một bệnh phổ biến trên gia cầm, xảy ra quanh năm, đặc biệt nặng vào mùa mưa rét hoặc nóng ẩm đầu năm, thường xuyên tái phát khi sức khỏe gia cầm giảm sút do thay đổi thời tiết hoặc chăm sóc, nuôi dưỡng kém. Bệnh có biểu hiện lâm sàng chậm, tiến trình bệnh dài và thường xuyên kết hợp với E. coli. Trường hợp này gà hen khẹc liên tục. Ngoài ra gà còn bị chảy nước mắt, lúc đầu nước mắt lỏng chảy nhiều sau đó đặc và lâu ngày có thể gây ra mù mắt. Gà bị tiêu chảy phân xanh lẫn trắng hoặc có thể gà bị viêm khớp. Khi mổ khám bệnh tích trên gà, khí quản có thể bị viêm, xuất huyết, tích dịch, túi khí dày lên và có mủ.
- Gà ho nhẹ, có hiện tượng sổ mũi, khó thở, lắc mặt sau đột nhiên trở nên rất nặng do ghép với bệnh viêm phế quản truyền nhiễm, E.Coli hoặc các bệnh khác có thể dẫn đến gà bị chết.
- Gà ngạt thở từng cơn, trong cơn ngạt gà tím tái, gà há mồm thở kèm theo tiếng rít mạnh, gà rướn cao cổ hít khí, cuối cơn rít có tiếng đờm và bọt khí trong cổ họng.
- Mặt, mắt của gà bị sưng, có bọt, có một số gà bị mù bởi tuyến nước mắt bị viêm loét.
Nguyên nhân gây ra bệnh hen
Bệnh hen ở gà do vi khuẩn Mycoplasma gây nên. Bệnh phát ra nặng hay nhẹ phụ thuộc rát nhiều vào điều kiện vệ sinh môi trường và phương pháp quản lý chăm sóc. Có thể kết luận bằng các yếu tố sau:
- Khi khí hậu thay đổi như quá nóng, gió rét, độ ẩm cao, độ thông thoáng kém tạo điều kiện phát sinh bệnh.
- Gà sau khi đi đá hoặc vần về vỗ hen không kỹ
- Mật độ vi khuẩn Mycoplasma có trong chuồng nuôi.
- Sức đề kháng của cơ thể.
- Mật độ các loại vi khuẩn kế phát.
- Điều kiện khí hậu, thời tiết, độ ẩm, môi trường…
Hướng dẫn cách chữa bệnh hen ở gà chọi
Lá trầu không
Có rất nhiều cách chữa và nhiều loại thuốc để chữa bệnh hen cho gà chọi. Một số người dùng theo cách dân gian như:
Các bạn dùng lá trầu không giã nát với muối hạt sau đó nhét vào miệng gà ngày 2 đến 3 lần, làm liên tục trong vòng 2 đến 3 ngày và đừng quên cho gà ở chỗ ấm, nền chuồng khô ráo, tránh gió lạnh và gió lùa.
Tỏi
Việc chữa hen cho gà bằng tỏi không chỉ đơn thuần là cứ cho gà ăn tỏi là sẽ khỏi mà cần phải áp dụng đúng cách và đúng liều lượng thì gà mới khỏi được bệnh hen. Nếu gà bị hen nhẹ có thể cho ăn 1 nhánh tỏi dã nát khoảng 2-3 ngày/lần. Hoặc cho pha với nước với tỉ lệ 1 lít nước 1 nhánh tỏi; và cho uống thường xuyên 2 ngày/lần.
Nếu gà đã bị hen nặng thì cần chế độ ăn uống và chữa trị bằng tỏi khác với gà mới bị. Đầu tiên là thay đổi chế độ ăn uống của gà. Cho gà ăn thêm đồ tươi như thịt lợn hoặc thịt bò. Không cho ăn chất tanh. Nếu gà không ăn thì nhét vào miệng cho gà. Sau đó sử dụng tỏi tươi đập 1 nhánh cho gà hoặc đập pha với nước cho uống. Nếu bạn đã ngâm tỏi với rượu thì cũng có thể sử dụng.
Thuốc thú y
Bước 1: Vệ sinh
Sát trùng bằng thuốc sát trùng thường xuyên trong khu đang chăn nuôi gà bằng Ioguard – 300 hoặc Bestaquam – S liều 2-4ml/1lít nước. Phun trực tiếp vào khu vực đang chăn nuôi. Tuần 1 – 2lần. Phun thuốc sát trùng định kỳ bằng Ultraxide liều 4 – 6ml/1lít nước. Phun xung quanh toàn bộ trang trại chăn nuôi.
Bước 2: Dùng kháng sinh
Dùng Tyloguard liều 1g/2lít nước, tương đương 1g/10kg thể trọng gà. Dùng liên tục trong 5 ngày. Kết hợp Doxycline 150 liều 10mg/kg thể trọng gà. Dùng liên tục trong 5 ngày. Hoặc Moxcolis liều 1g/2lít nước, tương đương 1g/10kg thể trọng gà. Dùng liên tục trong 5 ngày. Hoặc Amoxy 50 liều 1g/5lít nước, tương đương 1g/25kg thể trọng gà. Dùng liên tục trong 5 ngày. Hoặc Nexymix liều 1g/2lít nước, tương đương 1g/10kg thể trọng gà. Dùng liên tục trong 5 ngày.
Bước 3: Dùng Vitamin, điện giải và men tiêu hóa:
- Dùng Amilyte hoặc Unisol 500 hoặc Vitrolyte liều 1 – 2g/lít nước uống. Nhằm tăng lực, bổ sung các loại vitamin, điện giải và giải độc. Nhưng trong đó phải có Vitamin K, chống xuất huyết, uống liên tục đến khi khỏi bệnh.
- Dùng Soramin hoặc Livercin liều 1 – 2ml/lít nước uống. Để giải độc và tăng chức năng gan-thận. Cho uống liên tục trong suốt quá trình điều trị.
- Dùng Zymerpro liều 1g/1 lít nước cho uống hoặc Perfectzyme liều 100g/50kg thức ăn; để bổ sung men sống giúp tăng quá trình chuyển. Được dùng thường xuyên cho các giai đoạn phát triển.
Chú ý: Nếu anh em muốn gà nhanh hỏi bệnh; thì mình khuyên dùng thuốc đặc trị hen dành riêng cho gà chọi. Anh em có thể dùng 1 trong những loại thuốc sau đây, giá thành xêm xêm nhau mà hiệu quả tương đối tốt, mình đã dùng nhiều năm nay nên anh em yên tâm nhé!
Thuốc hen Thái Lan chữa hen siêu cấp tính
Thuốc hen đỏ có tác dụng chữa hen siêu cấp tính, gà bị khó thở khi vận động mạnh và nhiều; giúp gà dễ thở hơn. Đặc trị gà bị lên đờm, gà khò khè, gà bị sổ mũi, chảy nước mũi.
Cách dùng khá đơn giản, anh em nhỏ trực tiếp vào mồm gà mỗi ngày 2 – 3 lần. Mỗi lần 3 đến 5 giọt, nhỏ liên tục trong vòng 3 – 5 ngày. Thuốc không có tác dụng phụ anh em nhé!
Thuốc hen Super Melted
Bạn cũng có thể chữa hen cho gà bằng thuốc hen Super Melted. Được nhập khẩu từ Thái Lan, Super Melted có dạng thuốc nước với dung tích 10cc có công dụng rất nhanh đối với gà có những triệu chứng như:
- Gà khó thở, rướn cổ thở, ngáp gió, ho, lắc đầu, vẩy mỏ, khẹc,…
- Gà kém linh hoạt, lười vận động , ủ rũ, giảm ăn.
- Chảy nước mắt mũi, sưng mặt.
- Có thể tiêu chảy, có dịch viêm trên nền chuồng.
- Luôn thở khò khè, khó thở và có rất nhiều đờm.
- Gà rướn cổ há mồm thở kèm theo tiếng rít mạnh có tiếng đờm và bọt khí trong cổ họng.
- Gà bị kéo màng mắt quan sát rất khó khăn.
Cách dùng: Mỗi ngày anh em nhỏ cho gà từ 2 đến 3 lần. Mỗi lần từ 3 đến 5 giọt, có thể dùng kết hợp với thuốc hen đỏ. Trên đây là một số cách chữa đờm cho gà chọi và mình cũng đã liệt kê một số loại thuốc đặc trị hen khẹc ở gà mà anh em có thể tham khảo để áp dụng cho gà của mình.
Chú ý: Con gà cũng như con người vậy, để mau khỏi bệnh thì trong quá trình chữa bệnh cần được nghỉ ngơi và bổi bổ. Đối với gà chọi bị hen khi chữa về mùa đông anh em cần cho gà ở nơi kín gió, ấm áp và thoáng khí, về mùa hè thì anh em cho gà ở nơi thoáng mát nền chuồng sạch sẽ, máng ăn máng uống cũng cần phải sạch sẽ và vệ sinh mỗi ngày và tránh cho gà tiếp xúc với gà khác để gà nghỉ ngơi và nhanh hồi phục.
Cách phòng bệnh hen cho gà chọi
Để gà chọi khỏe mạnh không bị nhiễm bệnh hen này anh em nên nuôi gà ở nơi thoáng mát, chuồng nuôi sạch sẽ, chịu khó vệ sinh và phun thuốc xát trùng, diệt khuẩn. Sau khi đi đá hoặc đi vần gà anh em làm công tác vỗ hen cho cẩn thận để tránh mắc bệnh.