Vào những ngày thời tiết có mưa với độ ẩm tăng cao, gà thường dễ mắc phải những bệnh truyền nhiễm trong đó có bệnh tụ tuyết trùng. Dù bệnh này không quá nguy hiểm như một số bệnh truyền nhiễm khác, tuy nhiên nếu không được chữa trị kịp thời, tụ huyết trùng thường gây nên tỉ lệ tử vong cao, gây ra nhiều thiệt hại lớn về kinh tế cho bà con. Dưới đây là một vài thông tin cơ bản về căn bệnh nguy hiểm này mà bà con nên chú ý tìm hiểu để phòng và trị bệnh một cách hiệu quả nhất.
Nguyên nhân dẫn đến tụ huyết trùng ở gà chọi
Tụ huyết trùng (Pasteurellosis) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mang tính cục bộ ở tất cả các loại gia súc, gia cầm với các biểu hiện đặc trựng của nhiễm trùng huyết toàn thân và có tỉ lệ tử vong rất cao. Ở gia cầm bệnh có tên khoa học là Pasteurellosis avium hoặc Cholera avium.

Bệnh tụ huyết trùng do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra. Bệnh thường xảy ra khi thời tiết thay đổi, cơ thể gà giảm sức đề kháng; thường lây qua đường hô hấp, tiêu hoá, vết thương ngoài da hoặc tiếp xúc với gà bệnh.
Bệnh thường lây nhiễm từ gà ốm sang gà khỏe thông qua hai đường chính là hô hấp và tiêu hóa. Thực tế, khi Pasteurellaviseptica xâm nhập vào cơ thể gà, tự chúng đã có thể kháng bệnh. Tuy nhiên, nếu sức khỏe của gà giảm sút khi di chuyển, mắc bệnh như cảm, vi khuẩn này sẽ phát triển mạnh mẽ, dễ dàng xâm nhập vào từng cơ quan của gà và phát bệnh.
Biểu hiện bệnh
- Ở thể quá cấp tính, triệu chứng lâm sàng không rõ, một số gà chọi đang mạnh khoẻ tự nhiên bị chết.
- Thể cấp tính, gà chọi có những biểu hiện sau: Sốt cao (42-43 độ C), ủ rũ, bỏ ăn, ỉa chảy, phân có mùi thối, tím tái ở mắt, mũi, miệng có dịch nhầy.
- Bệnh mạn tính xảy ra ở gà chọi sống sót qua thể cấp tính hay bị nhiễm các chủng vi -rút yếu hơn. Triệu chứng: ủ rũ, viêm kết mạc mắt và thở khó. Trong một vài trường hợp, gà chọi có thể bị què, ngoẹo cổ.
Khi mổ khám bệnh tích gà chọi chết thấy xác xung huyết nặng, nội tạng có nhiều điểm xuất huyết lấm tấm, gan bị hoại tử nhỏ. Trường hợp ít cấp tính hơn có thể thấy phù phổi, viêm phổi và viêm gan. Trường hợp mạn tính có thể thấy viêm khớp cổ chân, khớp bàn chân, có dịch viêm ở tai giữa.
Cách lây lan: Có ít nhất 16 tuýp Pasteurella multocida khác nhau về độc lực. Vi khuẩn lây từ con này sang con khác; do tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp qua máng ăn, nước uống. Gà chọi có thể nhiễm bệnh do hít, ăn phải và qua kết mạc hoặc vết thương.
Cách chữa và phòng bệnh

- Thể quá cấp tính thường xảy ra nhanh nên điều trị không hiệu quả.
- Điều trị bằng Tetracyclin hay Sulphaquinoxolone trộn vào thức ăn hoặc nước uống; hay tiêm có thể có kết quả trong ổ dịch. Thông thường phải duy trì điều trị trong 1 tuần.
Phòng bệnh tụ huyết trùng:
Nước ta đã sản xuất được vắc-xin vô hoạt có tác dụng bảo vệ gia cầm. Tốt nhất nên dùng vắc-xin chế từ chủng P. multocida địa phương. Tiêu chuẩn vệ sinh tốt và an toàn dịch bệnh là rất quan trọng; trong việc giảm nguy cơ nổ ra dịch tụ huyết trùng gia cầm. Để thanh toán bệnh, phải để trống chuồng hoàn toàn, vệ sinh và tiêu độc triệt để, diệt chuột…