Nước được xem là một trong những nguồn dinh dưỡng không thể thiếu trong mỗi con người và gia cầm cũng vậy. Nó giúp cho thức ăn khi nạp vào cơ thể dễ hấp thụ và tiêu hóa hơn. Ngoài ra nó còn giúp loại bỏ nhanh những chất độc hại ra khỏi cơ thể của gia cầm để cho nó có thể tăng trưởng tốt nhất có thể. Tùy vào độ tuổi của gia cầm mà chúng ta cần bổ sung những lượng nước khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ cho các bạn hiểu hơn về tầm quan trọng của nước trong chăn nuôi gia cầm.
Thành phần dinh dưỡng quan trọng
Trước đến nay chúng ta thường quan điểm nước khác với dinh dưỡng. Nhưng thực chất, nước chính là một thành phần dinh dưỡng quan trọng cho bất kỳ cơ thể sống nào kể cả gia cầm. Nước không những là chất dẫn giúp vật hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn. Mà nước còn giúp cơ thể đào thải độc tố, giúp các tế bào hoạt động khỏe mạnh hơn…
Như vậy, chăn nuôi gà nếu muốn thành công thì không thể bỏ qua. Việc cung cấp đúng loại nước, đủ lượng nước, đúng cách cho đàn gà ngay từ những ngày đầu.
Giống như hầu hết các loài vật khác, gà đòi hỏi một nguồn cung cấp nước sạch hằng ngày. Tuy nhiên, đa phần người chăn nuôi nói chung và người chăn nuôi gà nói riêng thường không lưu ý tới việc cung cấp đủ nước để cho con vật sản xuất ra “lương thực” cho con người (trong trường hợp này là cung cấp đủ nước cho gà mái đang đẻ trứng để gà con nở ra khỏe mạnh ngay từ những ngày đầu hay cho những quả trứng chất lượng ngon hơn).
Hầu hết các động vật khác kể cả gà sẽ cần một lượng nước khoảng 50ml/mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Điều này có nghĩa, trung bình mỗi con gà nặng 2kg sẽ cần 100ml nước mỗi ngày. Tuy nhiên với gà đẻ chúng cần thêm 100ml mỗi ngày nữa để sản xuất trứng. Nên tổng cộng mỗi con gà mái đang đẻ trứng cần 200ml nước sạch mỗi ngày.
Những yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu nước của gia cầm.
Bình thường lượng nước được tính theo lượng thức ăn thu nhận, cứ 1kg thức ăn thì cần 2 lit nước, tuy nhiên tỷ lệ này trên thực tế luôn có sự biến động lớn do.
- Tăng tỉ lệ protein trong thức ăn.
- Thức ăn dạng mảnh và dạng viên cũng làm tăng lượng nước thu vào so với thức ăn dạng bột.
- Lượng muối trong thức ăn cũng làm tăng tiêu thụ nước.
- Nhiệt độ cũng là một yếu tố quan trọng trong quản lý nước uống cho gà. Theo những nghiên cứu trên toàn thế giới cho biết: Ở trên 21ºc ngoại trừ gà con úm và gà tây, với gà thịt tiêu thụ nước cứ tăng 1ºC thì lượng nước cần cung cấp thêm 7% nước. Với gà đẻ ở 21ºc chúng tiêu thụ khoảng 150 – 300 lít nước trên 1000 gà.
Luôn đảm bảo nước sạch
Nước cho gà uống cần phải đảm bảo luôn sạch. Cùng với đó, đường ống dẫn nước cần được định kỳ làm sạch mỗi tuần bằng chất khử trùng thích hợp. Một số trại nhỏ vẫn cho gà uống nước bằng khay và máng uống. Tuy nhiên dụng cụ kiểu này dễ làm nước bị ô nhiễm do gà có thể dẫm lên máng. Định kỳ 3 tháng tẩy rửa lớp Bio-film (Bio-film bao gồm các tế bào vi khuẩn dính kết lại với nhau. Và dính kết với bề mặt của ống nước. Đây chính là thủ phạm quan trọng gây bệnh cho gia súc, gia cầm. Đặc biệt các vi khuẩn gây viêm ruột, ỉa chảy) trong lòng đường ống nước hay các bồn chứa nước.
Dùng đường ống cấp nước
Khi thời tiết ấm áp, nhu cầu này có tăng lên một chút và tương tự. Khi thời tiết lạnh, lượng nước gà cần sẽ giảm hơn so với bình thường. Luôn luôn đảm bảo nước dùng cho gà uống phải là nước sạch và đường ống dẫn nước phải được định kỳ làm sạch mỗi tuần. Bằng các chất khử trùng thích hợp như Rhodasept chẳng hạn.
Đa phần các trại chăn nuôi gà lớn hiện nay đều dùng đường ống cấp nước có núm. Bát uống rất sạch sẽ, tiện lợi, hợp vệ sinh. Một số trại chăn nuôi nhỏ lẻ thì vẫn cho gà uống nước bằng các khay, máng uống. Những dụng cụ kiểu này làm nước dễ bị ô nhiễm do gà có thể giẫm lên máng.
Lý tưởng nhất trong chăn nuôi gà là khi hệ thống cung cấp nước có chiều cao nhỉnh hơn lưng của chú gà nhỏ nhất của trại. Vì gà có đặc tính thích đào bới nên nếu chúng ta để thấp quá chúng sẽ nghịch và làm bẩn nước. Khu vực xung quanh máng uống nước rất dễ bị ướt chất độn chuồng. Nên chúng ta cần thay thường xuyên, tránh tình trạng nền chuồng ướt làm nơi trú ngụ cho mầm bệnh. Hay là nguyên nhân làm viêm loét chân của gà.
Chúng ta cũng có thể sử dụng một số loại men vi sinh trộn lẫn vào trong chất độn chuồng. Nhằm hỗ trợ trong việc hấp thụ hơi ẩm cũng như khử trùng nhẹ. Hạn chế tình trạng nền chuồng quá ướt hay hạn chế việc người chăn nuôi gà phải thay lót chuồng quá nhiều lần.