Bệnh lao bò là một bệnh có thể thường mắc gặp ở bò. Tuy nhiên đây không chỉ là một bệnh chỉ ở bò mà nó có thể gây bệnh cho cả các động vật khác kể cả con người. Đúng như tên bệnh, bệnh lao bò thường ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp. Nếu thời gian dài không nhận diện cũng như điều trị cho bò thì nó sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Có nhiều cách chẩn đoán cũng như phòng bệnh bệnh lao bò này ở bò. Sau đây hãy cùng wwassets xem qua chi tiết qua bài viết dưới đây.
Lịch sử phát hiện bệnh lao
Bệnh lao được biết đến từ rất lâu với thể lao ở phổi (Dr Richard Morton, 1689) và năm 1820. Bệnh mới chính thức được J. L. Shonlein đề nghị gọi là bênh lao “Tuberculosis”.
Trực khuẩn gây bệnh lao lần đầu tiên được Robert Koch phân lập vào ngày 24/3/1882. Bệnh lao có ở khắp nơi trên thế giới. Thế kỉ 17 – 18, bệnh lao gây chết khoảng 25% trong các ca bệnh ở châu Âu. Tuy nhiên, hiện nay ở các nước phát triển đã thanh toán được bệnh Lao. Ở Việt Nam, bệnh Lao thường gặp ở bò nhập nội.
Nguyên nhân gây ra bệnh lao
Bệnh do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis bovis. Vi khuẩn gây bệnh chủ yếu trên trâu bò. Nhưng cũng có thể gây bệnh cho người (nhất là trẻ em), dê, heo cừu, mèo và các loài động vật hữu nhũ khác.
Trực khuẩn Gram +, không hình thành nha bào và giáp mô nhưng có tính kháng toan, kháng cồn.

Môi trường sống của vi khuẩn
Vi khuẩn có sức đề kháng mạnh nhất là chỗ thiếu ánh sáng và được làm khô. Trong phần gia súc, đờm, chỗ tối thì vi khuẩn có thể sống hàng tháng. Ánh sáng mặt trời có khả năng làm mất độc lực vi khuẩn sau 8 giờ. Các thuốc sát trùng như NOVACIDE hoặc NOVASEPT hoặc NOVADINE hoặc NOVAKON hoặc NOVA-MC A30. Các loại thuốc này tiêu diệt vi khuẩn nhanh chống ngoài ra các thuốc sát trùng thông thường như: formol 1%, NaOH 2% tiêu diệt mầm bệnh trong 12 giờ.
Các phương thức truyền lây bệnh
Các loài động vật máu nóng, máu lạnh, gia súc, thú rừng, người đều mắc bệnh. Có thể xếp thứ tự cảm nhiễm như sau: người, bò, gà, heo, chó, mèo, trâu, xâm nhập vào cơ thể theo các con đường sau:
Đường hô hấp, phổ biến nhất là ở bò và người. Mầm bệnh từ cơ thể bệnh bài xuất ra ngoài qua đường hô hấp hay qua phân. Mầm bệnh có trong không khí, gia súc khỏe hít vào mắc bệnh.
Đường tiêu hóa thông thường qua bú sữa, thức ăn, nước uống có mầm bệnh. Ngoài ra có khi lây lan qua núm nhau, đường sinh dục, đường phối giống.

Các triệu chứng xảy ra
- Nhóm lao phổi: ho khan, sau to hơn có âm ran. Về sau họ ướt ho có đờm, vật ốm. Đờm lúc đầu loãng sau đặc dần có thể có mủ máu. Thời gian sau là rối loạn hô hấp, thở hắt nhiều, niêm mạc mũi. Có thể xuất huyết, phối có âm ran ướt.
- Nhóm lao hạch hạch sưng cứng, bề mặt hạch không trơn, hạch cứng lồi lõm. Không di động được, các hạch dưới hàm, vai, hạch vú, hạch trước vai đều bị sưng.
- Nhóm lao vú: chủ yếu ở bò sữa năng suất cao, vú sưng, núm vú bị biến dạng. Hạch vú sưng to ghồ ghề, sản lượng sữa giảm.
- Nhóm lao đường tiêu hóa: ít gặp. Thường gặp các ổ lao ở ruột có thể ở gan, gia súc tiêu chảy, gầy dần, rối loạn tiêu hóa. Niêm mạc đường tiêu hóa bị phá hủy, hạch màng treo ruột bị thoái hóa dạng bã đậu.
Một số bệnh tích
- Có thể nghi ngờ bệnh khi có bệnh tích casein hóa hoặc calci hóa.
- Các hạt lao chủ yếu có ở phổi, màng treo ruột và hạch lamba, xương hay khớp.
- Các bệnh tích lúc đầu gồm các hạt nhỏ có casein hoặc calci hóa trong hạch lamba vùng hầu, ngực. Và đôi khi ở hạch màng treo ruột về sau chúng gồm rất nhiều hạt to, cứng, màu trắng xám ở khu vực màng phổi và màng bụng (hạt có màu xám). Kích thước hạt thay đổi từ đầu đinh ghim tới hạt phỉ. Trong thể lao hạt kê, các hạt lao có rất nhiều ở phổi, gan lách và các cơ quan khác. Chúng thường có màu xám vàng.
Phương pháp chẩn đoán
- Chẩn đoán bằng phản ứng quá mẫn muộn (phản ứng dị ứng bằng Tuberculin).
- Phương pháp chẩn đoán lấy mẫu bệnh phẩm xác định vi khuẩn gây bệnh.
- Chẩn đoán bằng phương pháp mổ khám kiểm tra hạch, phôi tìm ra những triệu chứng điển hìnhbệnh lao.
- Phương pháp chẩn đoán bằng phản ứng quá mẫn muộn
Phản ứng lao với Tuberculin là cơ sở để chẩn đoán bệnh lao ở thủ sống. Ở trâu bò, có thể chỉ dùng tuberculin của bò và của gia cầm. Cùng 1 lúc ở 2 vị trí khác nhau thì cho biết được phản ứng đặc hiệu và không đặc hiệu.
Ở trâu bò, PPD chứa 2000 đơn vị, được dùng tiêm trong da với liều 0,1 ml; hoặc 0,2 ml vào khoảng 1/3 giữa cô. Chỗ tiêm phải được cắt lông trước và không có dấu hiệu gì lạ. Khoảng cách giữa 2 chỗ tiêm là 10-15 cm. Độ dày da được đo bằng thướt kẹp trước và sau khi tiêm 72-77 giờ.
Kết quả: Dương tính nếu độ dày da có tăng lên 3mm; hoặc nếu chỉ có một vùng phù thũng phân tán dưới da không kễ bề mặt da.
Những cách phòng bệnh
- Không tiến hành điều trị cho gia súc bị bệnh lao mà phải loại thải chúng. Vì mầm bệnh lây cho người.
- Không dùng vaccin cho trâu bò để phòng bệnh lao. Vì rất khó khăn để chẩn đoán bệnh.
Một số biện pháp trong khi thực hiện việc chăn nuôi bò
- Kiểm tra thường xuyên các đàn thú nuôi trong đàn bằng phản ứng quá mẫn muộn; với Tuberculin mỗi năm 2 lần vào mùa khô và mùa mưa. Đối với những thú mới chuẩn bị nhập đàn thì phải nhốt riêng và trong vòng 15 ngày phải kiểm tra với Tuberculin. Nếu dương tính thì loại ra, âm tính thì mới cho nhập đàn.
- Định kỳ kiểm tra bệnh lao cho công nhân trong trại chăn nuôi. Vì bệnh lao có thể lây qua từ bò cho người và ngược lại.
- Đàn thú bệnh thì phải cách ly và phải được giết chậm nhất trong vòng 1 tháng sau đó. Sau khi giết phải tiến hành tiêu độc, sát trùng chuồng trại bằng 1 trong các sản phẩm NOVACIDE hoặc NOVASEPT hoặc NOVADINE hoặc NOVA-MC A30.
Cách điều trị nếu bò mắc bệnh

Bệnh lao phổi ở trâu bò hiện nay có thể điều trị bằng kháng sinh kết hợp với bồi dưỡng. Trên thực tế việc điều trị bệnh rất tốn kém, mất rất nhiều thời gian mà gia súc hồi phục lại khá chậm. Mặt khác khi điều trị bằng kháng sinh trong thời gian dài sẽ sinh ra các vi khuẩn kháng thuốc. Và vi khuẩn bệnh lao còn có thể lây lan sang cả con người. Do đó khi phát hiện gia súc bị bệnh lao bà con cần phải kiên quyết loại thải ra khỏi đàn. Điều này để tránh lây bệnh sang các vật nuôi khỏe mạnh khác.