Gà ta thường được rất nhiều người dùng thịt vì nó vừa bổ dưỡng lại thơm ngon. Không những thế nhiều hộ nông dẫn còn áp dụng mô hình chăn nuôi gà ta để lấy trứng đem lại nguồn thu nhập đáng kể. Nó có rất nhiều giống gà khác nhau như là gà ri, gà Hồ và gà Đông Tảo đều có khả năng đẻ trứng cực kì cao. Nhưng do sự phát triển của gà công nghiệp nên thị trường này ngày càng bị khan hiếm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cho các bạn những kỹ thuật cơ bản khi nuôi gà ta lấy trứng.
Cách chọn giống gà ta đẻ trứng
Gà ta có rất nhiều giống khác nhau như gà ri, gà Hồ, gà Đông tảo…Mỗi loại gà lại có khả năng đẻ trứng khác nhau và cho số lượng trứng ít hay nhiều. Nếu như chọn giống gà ta nuôi thịt thì đơn giản hơn nhưng với kỹ thuật nuôi gà ta lấy trứng thì chọn giống quan trọng hơn nhiều. Yêu cầu phải đảm bảo khỏe mạnh, được nuôi từ giống mẹ tốt, ít bệnh tật. Để đảm bảo được yêu cầu trên thì cần phải tới những cơ sở giống gà ta uy tín.
Nuôi gà tuy đơn giản nhưng phải là người chịu khó, cần cù thì mới thành công. Đặc biệt, khi bắt gà giống về thả nuôi là phải tiêm phòng ngay các bệnh về cúm gia cầm, tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn… và thường xuyên phun thuốc tiêu độc, khử trùng chuồng trại. Khi gà lớn vẫn cần phải tiêm phòng dịch bệnh bởi giống gia cầm rất dễ lây nhiễm bệnh cúm, thương hàn hoặc viêm phổi, ỉa chảy….
Cách chuyển gà
Nuôi gà ta để trứng mang lại thu nhận cao trứng gà ta có thế dùng để nhân giống bán con giống. Trứng gà ta rất giàu dinh dưỡng được thì trường tiêu thị mạnh giá cao. Sau đây là một số kỹ thuật được chúng tôi sưu tầm. Nhằm hổ trợ bà con nuôi và chăm sóc đàn gà ta đẻ trứng của mình đặt hiệu quả cao.
- Khi chuyển gà dễ bị stress, vì vậy trước khi chuyển 3 ngày, cho gà ăn tự do và tăng cường vitamin trong thức ăn, nước uống cũng cần cung cấp sẵn trong máng trước khi gà chuyển tới.
- Hai tuần trước khi chuyển chuồng cần điều chỉnh cường độ ánh sáng trong chuồng nuôi hậu bị thích hợp với cường độ ánh sáng trong chuồng nuôi gà đẻ.
- Trong vòng hai tuần trước khi bắt đầu đẻ, gà phải được chuyển hết sang chuồng gà đẻ để đủ thời gian phục hồi do ảnh hưởng stress bởi vận chuyển.
- Cố gắng vận chuyển đàn gà cả trống và mái càng nhanh càng tốt và vào thời điểm mát trời, ban đêm.
Mật độ đàn gà
Tính chung cho cả đàn gà trống và gà mái cần 3,0-3,5 con/m2 . Mật độ thấp áp dụng đối với khí hậu nóng ẩm và nuôi nền. Mật độ cao áp dụng trong mùa lạnh khô, nuôi trên sàn. Để duy trì mật độ nuôi nên chia thành các ô nuôi từ 300-500 con/ô. Điều này sẽ tránh dồn gà vào các đầu chuồng có thể gây nên mật độ cục bộ không đồng đều trong chuồng. Đối với mùa nóng, nhiệt độ môi trường cao phải cung cấp nhiều máng ăn, máng uống hơn so với mùa lạnh, khô.
Cơ thể gà dự trữ lượng nước rất nhỏ cho nên luôn luôn phải có đủ nước sạch cho gà uống. Nước uống mát sẽ có tác dụng kích thích gà ăn tốt hơn.
Khẩu phần ăn
Áp dụng khẩu phần ăn cho gà đẻ ngay khi chuyển gà lên chuồng đẻ. Khi vận chuyển gà tới do bị stress lượng thức ăn tiêu thụ sẽ giảm. Vì vậy, trong giai đoạn đầu cần thức ăn mới, thơm ngon. Hàm lượng dinh dưỡng có thể cao hơn để gà tiếp tục phát triển.
Năng lượng trong khẩu phần ăn tùy thuộc vào nhiệt độ chuồng nuôi. Nhiệt độ cao thì nhu cầu năng lượng thấp hơn. Protein và axit amin trong giai đoạn đẻ pha I (23-42 tuần tuổi) nhu cầu lớn hơn giai đoạn đẻ pha II (43-68 tuần tuổi). Ở pha I mức protein và axit amin trong khẩu phần ảnh hưởng lớn đến khối lượng trứng. Ở pha II sẽ kinh tế hơn nếu khống chế khối lượng trứng. Bằng việc giảm mức protein và axit amin trong khẩu phần thức ăn.
Canxi – Photpho: nhu cầu về canxi tăng lên theo tuổi của gà và tỷ lệ đẻ. Còn mức photpho hấp thu nên giảm đi vào giai đoạn sau thời kỳ đẻ trứng. Nguyên tố vi lượng và vitamin: những thành phần này đặc biệt quan trọng trong khẩu phần thức ăn của gà đẻ trứng giống. Vì ảnh hưởng đến tỷ lệ ấp nở và nuôi sống gà con.
Kỹ thuật nuôi gà trống
Gà trống thành thục về tính sớm hơn gà mái. Gà trống bắt đầu đạp mái từ 21-22 tuần tuổi. Tỷ lệ ghép trống/mái thường từ 1/8 đến 1/9. Cần quan sát kỹ những con gà trống, loại bỏ ngay những con ngả màu, yếu. Đặc biệt những con gà trống hay đậu trên nóc ổ đẻ hoặc vào nằm trong ổ đẻ. Vì những con trống nhút nhát này không đạp mái chỉ gây cản trở và có thể làm bẩn, vỡ trứng trong ổ.
Ổ đẻ phải được phân bổ đều trong chuồng nuôi. Tốt nhất đặt giữa chuồng để khoảng cách mỗi gà tới ổ đẻ đều là khoảng 5m. Nên dùng phoi bào khô sạch để lót ổ đẻ. Số lượng ổ đẻ đủ cho gà đẻ tránh gà chen lấn làm vỡ trứng. Cửa vào ổ đẻ quay về phía có bóng râm để tạo sự hấp dẫn gà mái vào đẻ, không đẻ ra nền.
Bảo quản trứng gà
Trứng giống là vật thể sống cần được chăm sóc ở mỗi thời điểm của giai đoạn sản xuất. Bao gồm thu nhặt, vận chuyển và bảo quản. Thu nhặt trứng thường xuyên 4 lần/ngày. Bảo quản ở phòng mát 13-18oC, độ ẩm 75-80%. Sự phát triển của phôi bắt đầu từ 24oC và tỷ lệ nở của trứng ấp bắt đầu giảm sau 5 ngày. Và giảm nhiều sau 7 ngày bảo quản, do vậy phải bảo quản trứng ở phòng mát như trên và không quá 7 ngày.
Những trường hợp sau là nguyên nhân làm cho gà ấp bóng: Nhiệt độ cao, thông gió kém, quá ít ổ đẻ, đẻ trứng dưới nền. Không thường xuyên nhặt trứng trong ổ đẻ. Chất lượng thức ăn kém, gà hấp thu thức ăn thấp, nước uống không hợp lý (máng uống đặt quá xa). Có thể cai ấp bóng bằng cách tách riêng gà ấp bóng. Tăng cường dinh dưỡng và nước uống, chế độ chiếu sáng không thay đổi. Kinh nghiệm dân gian còn buộc chân gà thẳng đứng hoặc thỉnh thoảng tắm cho gà …
Kỹ thuật úm gà ta
Để có thể úm gà thành công được trong giai đoạn đầu cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, chuồng nuôi, thiết bị điện, cót quây, chất độn chuồng … Những dụng cụ này tốt đảm bảo thì gà mới có sức chịu đựng tốt. Khi chúng còn nhỏ hoặc vừa tách mẹ.
Trước khi tiến hành úm gà cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khử trùng tiêu độc. Aau đó mới dùng cót tre cao 45cm quây tròn có đường kính 2-4m tuỳ theo số lượng gà định úm. Chất độn trong cót bằng trấu, hoặc rơm khô cắt ngắn 5cm. Tốt nhất là dùng phoi bào rải dày 10-15cm. Bóng điện cần đảm bảo khoảng 75 đến 100W cách đất khoảng 50cm. Nguồn nhiệt sưởi có thể dùng bếp than, bếp trấu. Nhưng phải có hệ thống để dẫn khí CO2 ra ngoài phòng.