Các hộ nông dân ngày nay đã nhận ra những lợi nhuận đáng kể khi nuôi gà đẻ trứng với quy mô lớn nên đã tiến hành nhiều mô hình nuôi gà đẻ trứng. Đây được xem là một xu thế hội nhập của thời đại khi các hộ nông dân không cần phụ thuộc vào thương lái để bán sản phẩm như là nuôi gà thịt. Nhưng những người chăn nuôi phải có kinh nghiệm hoặc kỹ thuật tốt trong chăn nuôi nếu không sẽ không đạt được năng suất cao hoặc thậm chí là thua lỗ khi thực hiện mô hình chăn nuôi này.
Chọn giống tốt
Từ xa xưa, chăn nuôi gia súc gia cầm nói chung đã được xem là một trong những nghề truyền thống của người dân Việt Nam. Với đặc điểm vốn ít, dễ chăm sóc, mỗi hộ gia đình nước ta đều có nuôi ít nhất vài con gà đẻ trứng. Phương thức nuôi lúc này chủ yếu là sử dụng các giống gà có sẵn tại địa phương, có khả năng tự kiếm thức ăn trong môi trường tự nhiên.
Điều quan trọng nhất là chọn gà giống tốt, phù hợp với mục đích nuôi đẻ trứng thương phẩm hay lấy trứng ấp nhân giống bán gà giống. Chú ý chọn những con gà mái khỏe mạnh, có khả năng đẻ khỏe. Khi mua gà giống nuôi lấy trứng nên mua thêm 50% con để nuôi hậu bị trong thời gian loại bỏ những con không đạt yêu cầu. Phải loại bỏ những con gà mái hậu bị 2 lần lúc gà 3 và 5 tháng tuổi, chú ý loại bỏ những con gà đầu to, bụng xệ quá béo, chân to, mắt lệch, đi lại nặng nề chậm chạp.

Chăm sóc gà mái đến trên 6 tháng tuổi mới tiến hành vỗ đẻ. Xần cho uống đủ nước pha chất điện giải những ngày nắng nóng. Nên cho uống vitamin ADE thường xuyên và trộn thêm bột vỏ sò. Bột xương xay nhỏ vào cám cho gà mái ăn giúp cho gà đẻ khỏe, trứng to, vỏ dày và sáng đẹp.
Thường xuyên quan sát vật nuôi
Cần bố trí ổ đẻ thấp cách nền chuồng 30-40cm. Không được đặt ổ đẻ sát mái tôn, mái phi-brô xi-măng phòng gà nằm đẻ bị chết nóng khi gặp nhiệt độ cao. Vào những ngày rét đậm, rét hại, nhiệt độ ngoài trời xuống thấp dưới 13 độ C. Cần quấn bạt kín quanh chuồng, thắp bóng điện tròn sưởi ấm cho gà.
Ngoài ra nhiều bà con có kinh nghiệm còn ngâm lúa mộng cho gà đẻ ăn thêm. Giúp cho gà tiêu hóa tốt hơn, kích thích gà đẻ khỏe hơn. Các bước thực hiện: Ngâm chìm hạt lúa trong nước 1 ngày. Sau đó đem ủ cho lên mộng từ 1,5-2 ngày trong bể. Phía trên dùng các loại bao tải hoặc bao đựng cám nhúng nước đậy kín. Thường xuyên tưới nước để tạo độ ẩm cho mộng mọc đều. Lấy cho gà mái ăn khi mộng dài tằm 2-3cm.

Nếu gà mái đang đẻ bình thường mà ngưng đẻ mặc dù vẫn ăn uống, phát triển bình thường. Sắc mào đỏ tươi hơn bình thường, trứng đẻ ra xù xì. Đó có thể do gà đã bị bệnh viêm phế quản truyền nhiễm. Bà con cần quan sát nhỏ hoặc tiêm lại vắc-xin IB chủng H52.
Gà đẻ trứng có màu không bình thường, khác màu đặc trưng. Từ màu vàng nâu chuyển sang màu trắng bệch hoặc ngược lại. Trứng non, vỏ mềm mỏng hoặc võ xù xì, kích thước không đồng đều. Là những triệu chứng điển hình của trường hợp gà mắc hội chứng giảm đẻ. Đối với hội chứng này, bà con nên tiêm vắc-xin dưới da “Nhũ dầu EDS 76”. Kết hợp cho uống thuốc Embirio- Stimulan, 1-2 gam/lít nước trong vòng 3 tuần liên tiếp.
Kỹ thuật cho gà hậu bị ăn và uống nước
Cũng tuân thủ nguyên tắc cho uống nước trước khi ăn như giai đoạn đầu. Tuy nhiên bà con cần quản lý chặt chẽ chế độ uống nước của gà giai đoạn hậu bị. Tùy theo lượng thức ăn mà sẽ cho gà uống nước để tránh hiện tượng gà no. Nước sẽ hấp thu kém chất dinh dưỡng từ thức ăn. Bà con nên duy trì tỷ lệ 2 nước:1 thức ăn là tốt nhất. Bên cạnh đó, vào mùa hè cần nhớ bổ sung vitamin C và chất điện giải cho gà vào đầu giờ sáng mỗi ngày
Đặc biệt trong giai đoạn này, lượng thức ăn không được giảm. Mà chỉ giữ hoặc tăng dần lên dựa theo kết quả cân gà định kỳ. Các máng đựng thức ăn phải được đặt cách xa sao cho các con gà không bị đan xen nhau khi ăn. Bà con nên cho gà ăn hai lần mỗi ngày vào lúc sáng và tối. Giữa ngày thì để máng ăn rỗng. Áp dụng biện pháp cho ăn theo cách nuôi gà đẻ nhiều trứng này. Sẽ đảm bảo gà không bị đói vào ban đêm và kích thích thèm ăn vào ban ngày.